Thiết Kế Chùa

Thiết kế chùa miếu

Thiết kế kiến trúc chùa từ xa xưa đã là một việc trọng đại đối với làng quê Việt

Thiết kế kiến trúc chùa từ xa xưa đã là một việc trọng đại đối với làng quê Việt Nam, đa số các ngôi chùa được làng – xã địa phương đứng  ra xây dựng đó cũng nơi hội họp, sinh hoạt tâm linh cộng đồng làng xã, do cộng đồng làng quê xây dựng nên chùa xưa chỉ xây theo 3 kiểu chính như : chùa chử Đinh, chử Công , chử Tam. (Công ty thiet ke nha Kiến An Vinh)

Chùa chữ Đinh (亭),  Tiêu biểu kiểu kiến trúc này là chùa Hà, chùa Bộc (Hà Nội); chùa Nhất Trụ, chùa Bích Động (Ninh Bình); chùa Trăm Gian (Hà Nội); chùa Dư Hàng (Hải Phòng),…

Chùa chữ Công (宮)  :   chùa Cầu (Hội An); chùa Keo (Thái Bình)….

Chùa chữ Tam (三) :    Chùa Kim Liên, chùa Tây Phương ở Hà Nội .

Với 3 kiểu chùa có sẳn, mặt tiền  hay bố cục bên trong đều  hơi giống nhau , vật liệu tuỳ địa phương chùa Việt  thường được xây dựng bằng các thứ vật liệu quen thuộc như tre, tranh cho đến gỗ, gạch, ngói… vật liệu cũng như tiền bạc dùng cho việc xây dựng chùa được quyên góp trong mọi tầng lớp dân cư địa phương, thường được gọi là đóng góp “công đức”.

Vì đa số người dân xa xưa họ tin rằng nếu họ không có điều kiện đi tu hành, thì cứ đóng góp vật liệu tiền bạc công sức phát triển chùa, sau nầy chùa phát triển, những vị tu hành đạt chánh quả  đạo đức tốt nhất thì dân vùng đó sẽ được hưởng phước báu tốt nhất,  có thể bắt nguồn từ suy nghĩ trên, nên tất cả đồ cúng dường đều là vật liệu tốt nhất khu vực đó,  và tên các vị cúng dường công đức, cũng được trân trọng  ghi ở các bàn thờ bằng đá hoặc trên các đồ sành, sứ như bát hương, bình hoa, chân đèn…còn có một danh sách dài dọc theo tường chùa.

Vì  văn hoá xã hội, và đạo đức ngày càng phát triển theo xu hướng mới, nên kiểu chùa Nội công ngoại quốclại được hình thành , kiểu chùa mới nầy dựa trên cơ sở xây dựng của kiểu chử CÔNG, mà phát triển thiết kế lại kiểu chùa có hai hành lang dài nối liền nhà tiền đường ở phía trước với nhà hậu đường (nhà tổ hay nhà tăng) ở phía sau làm thành một khung hình chữ nhật bao quanh lấy nhà thiêu hương, nhà thượng điện hay các công trình kiến trúc khác ở giữa.

Trong các kiểu kiến trúc thì loại chùa kiểu chữ Công (宮) là phổ biến hơn cả. Tuy nhiên có một số ngoại lệ, tiêu biểu là chùa Một Cột ở Hà Nội có hình dáng một bông sen nở trên mặt nước, chùa Vĩnh Nghiêm có hai tầng ở Thành phố Hồ Chí Minh mang  dáng dấp đường nét truyền thống Phật giáo và những thành tựu của kiến trúc mới về chùa Việt. Thực tế lối kiến trúc ngoại lệ vừa mới lạ vừa trở thành biểu tượng như loại kiến trúc nầy không có nhiều lắm. Khởi đầu từ các kiểu chùa mới như vậy nên từ THIẾT KẾ – KIẾN TRÚC chùa lại được nhắc đến.

Phong thuỷ: là quan niệm  từ xưa không thể xoá bỏ được vì theo phong thuỷ xây chùa phải chọn đất tốt, ngày tốt, giờ tốt,  như : ” Đất tốt là nơi bên trái trống không, hoặc có sông ngòi, ao hồ ôm bọc. Núi hổ (hay tay hổ) ở bên phải phải cao dày, lớp lớp quay đầu lại, hoặc có hình hoa sen, tràng phướn, long báu hoặc có hình rồng, phượng, quy, xà chầu bái. Đó là đất dương cơ ái hổ (nền dương có tay hổ) vậy. Nước thì nên chảy quanh sang trái. Nếu đảo ky, thì mạch nước lại vào ở phía trước. Trước mặt có minh đường hay không có đều được cả.”

Nhưng với xã hội đang phát triển như hiện nay, có đất xây chùa  đã là khó, còn việc kén chọn đất phong thuỷ lại càng khó hơn (gần như không thể ), có thể từ khó  khăn mà xây chùa trong thời hiên đại nầy cần phải nhờ kiến trúc sư có tay nghề,có cái TÂM  và đạo đức xây dựng thiết kế  chuẩn mực càng không thể thiếu  quan niệm phong thuỷ.

Hiện nay các ngôi chùa trong thành phố lớn  diện tích đất bị thu hẹp, nên chùa được thiết kế xây dựng  không gian nhiều tầng lại phổ biến,  chùa Việt  hiện đại thường không phải là một công trình mà là một quần thể kiến trúc, gồm những ngôi nhà sắp xếp cạnh nhau hoặc nối vào nhau. Xin  trình bày một số chùa  Việt mang đường nét truyền thống PHẬT GIÁO Việt và những thành tựu của ngành thiết kế kiến trúc xây dựng chùa  thời hiện đại .

Hiện nay phần lớn bên trong Chùa, thường  có vẽ bộ tranh, hoặc đắp phù điêu ,đây là một phần khá quan trọng. Bởi lẽ những bức tranh ở đây là một “bài pháp không lời”, khách thập phương chỉ cần ngắm những bức tranh,(hay phù điêu) và đọc những câu chú thích ở bên dưới là có thể hiểu được khái quát phần nào về  chuà,  thông thường những tác phẫm nầy  đòi hỏi  người thể hiện phải hiểu ít nhiều về Phật giáo, và căn bản là phải có tay nghề vững, nắm rõ về bố cục, hình thể và sắc màu.

Công ty TNHH tư vấn Thiết Kế Nhà Đẹp Kiến An Vinh

 

Trụ sở chính: 434 Nguyễn Thái Sơn, Phường 5, Quận Gò Vấp, TP.HCM

VPĐD : 52 Tân Chánh Hiệp 36, P. Tân Chánh Hiệp, Quận 12, TP.HCM

Điện thoại: (08)3715 6379 (08) 6277 0999  – Fax: (08) 3715 2415

Email: kienanvinh2012@gmail.com

Websitehttps://kienanvinh.vn/

Hotline: 0973 778 999 – 0902 249 297