Sàn phẳng không dầm, sàn vượt nhịp dành cho nhà cao tầng

Cẩm nang xây dựng

Nền kinh tế đất nước Việt Nam ngày càng phát triển, đời sống người dân ngày càng tăng cao. Các khu công nghiệp, nhà cao tầng ngày càng được xây dựng nhiều. Với tốc độ phát triển nhanh như thế đó cũng là nhờ sự tính toán, khoa học, kỹ thuật trong công trình xây dựng. Đưa đến cấu trúc nhà ở hợp lý nhất. Từ những vấn đề đô thị hóa đã đưa ra một tiêu chí mới “ sàn phẳng không dầm”.

Sàn phẳng không dầm so với Việt Nam chúng ta thì còn mới. Nhưng đối với các nước phát triển Châu Âu thì sàn phẳng không dầm khá phổ biến rộng rãi. Bởi mục đích chĩnh của sàn phẳng không dầm chính là sàn bê tông phẳng.

Kiến An Vinh hôm nay sẽ gửi đến bạn đọc về sàn phẳng không dầm là thế nào?. Quá trình cũng như ưu điểm của sàn khác với đổ bê tông thông thường như thế nào?.

Sàn không dầm là sàn bê tông phẳng, không cần sử dụng tới các thanh dầm dọc ngang như thông thường.  Cấu trúc của hệ sàn này sẽ liên kết tới hệ cột trụ công trình. Do đó nó luôn sở hữu những ưu thế về đặc tính kỹ thuật.

Sàn phẳng không dầm, sàn vượt nhịp dành cho nhà cao tầng

Sự phát triển của ngành công nghệ vật liệu xây dựng. Nên sàn không dầm dành cho nhà dân sẽ giúp tăng cường tính kế thừa các phương thức tính toán theo kiểu lý thuyết cổ điển. Giúp cho chủ đầu tư cũng như nhà thầu xây dựng hiểu rõ được.

Ở các vùng sàn tại các vùng bê tông không làm việc sẽ được thay thế bằng các loại vật liệu nhẹ. Sẽ giúp giảm trọng lượng sàn đồng thời vẫn chịu được trọng lượng tương đương.

Hệ thống sàn bê không dầm nhà dân sẽ được đảm bảo tính ổn định, khả năng chịu lực được đánh giá là rất tốt.

Đơn giá thi công phần vượt nhịp, sàn phẳng không dằm, sàn nevo

Giá thi công phần thô sàn vượt nhịp giao động từ: 4.500.000đ – 4.800.000/m2  (loại khá )

Giá thi công phần thô sàn vượt nhịp giao động từ: 4.700.000đ – 5.000.000đ/m2 (loại cao cấp)

 

Chủng loại vật tư thô

Vật tư Xuất xứ
I./. Phần Vật Tư Thô (Không điện nước)
Gạch xây (8x8x18; 4x8x18) Phước Thành, Phước An, Tám Quỳnh,Tuynel Bình Dương ( tương đương) Đồng Nai, Tân Ba (Tân Châu)
Cát Sao Mai (Hà Tiên); Hocilm (Insee);Hà Tiên Xây Tô(cho công tác xây tô)
Xi Măng Việt Nhật, Pomina
Thép D>>10mm; D<10mm Đá xám xanh Đồng Nai, Bình Dương
Đá 1×2; 4×6 BT thương phẩm (SMC, Mê Kông, Thế giới nhà) hoặc tương đương
Bê tông tươi (Đường lớn, xe BT vào được)
Bê tông thủ công
Cung cấp và lắp đặt sàn Nevo
II./. Phần Vật Tư Thô Điện Nước
Dây dẫn điện Cadivi, dây mạng, dây điện thoại., ống ruột gà dây mềm Cadivi, VN
Thiết bị điện âm tường Sinô

Ưu điểm của sàn không dầm

  1. Ứng dụng rộng rãi

Sàn được ứng dụng rộng rãi tại các nước trong khu vực như là Thái Lan, Mỹ… Còn ở Việt Nam, đối với công trình nhà dân thì sàn không dầm vẫn được xem là phương pháp thi công mới lạ. Tuy nhiên là tại các công trình lớn thì thi công sàn nhà được sử dụng khá là phổ biến trong những năm gần đây.

 

  1. TĂNG CHIỀU CAO THÔNG THỦY HAY TĂNG SỐ TẦNG SỬ DỤNG

Do sàn phẳng có chiều cao bé hơn dầm nên tang chiều cao trần hay nói cách khác nếu chủ đầu tư giữ nguyên chiều cao thông thủy thì số tầng công trình có thể tang lên

2.VƯỢT NHỊP LỚN VÀ GIẢI PHÓNG KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC

Sàn có trọng lượng nhẹ nên vượt được nhịp lớn, linh hoạt được vị trí cột, giúp kiến trúc sư và chủ đầu tư dễ dàng sắp xếp công năng phòng

  1. GIẢM CHIỀU DÀY SÀN

Chiều dày sàn giảm với cùng một tải trọng và bước cột khi so sánh với sàn nấm, hoặc vượt được nhịp lớn hơn so với sàn nấm cùng chiều dày

  1. TRẦN PHẲNG THẨM MỸ

Sàn không dầm tạo độ thẩm mỹ cao, có thể sơn thằng trực tiếp và đi đèn led nhỏ trong sàn.

5.TỐI ƯU KHÔNG GIAN, GIẢM SỐ LƯỢNG VÀ KÍCH THƯỚC CỘT

Dễ dàng sắp đặt tường ngăn và nội thất, không gian thông thoáng

  1. GIẢM TRỌNG LƯỢNG TỔNG THỂ CỦA HỆ KẾT CẤU LÊN CỘT VÀ MÓNG

7.GIẢM CHI PHÍ PHẦN MÓNG

Giảm kích thước móng tương ứng giảm bê tông, ván khuôn và khối lượng đào đất

8.CÁCH ÂM CÁCH NHIÊT

Do sàn có lỗ rỗng kín giữa nên tăng gấp đôi khả năng cách âm cách nhiệt so với sàn đặc

9.THUẬN TIỆN ĐI HỆ THỐNG KỸ THUẬT DƯỚI SÀN

10.LINH HOẠT TRONG VIỆC TẠO LỖ MỞ, THAY ĐỔI VỊ TRÍ TƯỜNG NGĂN SAU THI CÔNG

11.KHẢ NĂNG VƯỢT CÁC KHẨU ĐỘ LỚN VỚI SÀN TBOX

– Nhịp thông thường sử dụng sàn TBOX là từ 6-9m

– Ngoài ra có thể vượt nhịp sàn sử dụng Tbox không sử dụng cáp lên tới 12-16m

– Nếu áp dụng cáp dự ứng lực có thể đạt khẩu độ lớn hơn 16m.

 

Thông số kỹ thuật của sàn phẳng

 

  1. Sàn không dầm tiết kiệm được chiều cao

Khác với hệ sàn truyền thống, thì sàn không dầm giúp giảm được chi phí để xây tô và vỏ bao. So với việc thi công bê tông cốt thép thông thường thì phương pháp này tiết kiệm được vật liệu hơn. Giúp tạo được không gian sử dụng nhiều hơn, rộng hơn. Bên cạnh đó giảm thiểu được việc sử dụng vật liệu, máy móc và cả nhân công. Làm giảm được lượng chất thải rắn, giảm được việc tiêu thụ năng lượng và việc phát thải CO2 trong quá trình thi công và vận chuyển.

Ngoài ra sàn tạo thành các lớp đệm không khí giúp cách âm và cách nhiệt tốt hơn các loại sàn truyền thống. Đây là một trong những tiện ích thiết thực mang đến cho người sử dụng. Nó được sản xuất từ nhựa tái chế và được kiểm định đảm bảo không gây độc hại cho người sử dụng.

Mặt bằng thực tế sàn phẳng không dằm thiết kế thi công tại Kiến An Vinh

  1. Linh hoạt trong sử dụng

Loại sàn này là công nghệ thi công tấm sàn phẳng và rỗng theo hai hướng không dầm, có ít cột và khẩu độ nhịp lớn. Sàn rất linh hoạt trong thiết kế, có khả năng áp dụng được cho nhiều loại công trình. Sàn có khả năng tăng cháy nổ.

  1. Giúp rút ngắn thi công và tiết kiệm chi phí

 Trong khi thi công, với nhịp lớn thì sàn ứng lực trước cần ít bê tông hơn. Điều này cho phép được tháo cốp pha sớm hơn. Nếu sàn nhà xây dựng nhanh thì vì việc hoàn thiện sẽ sớm hơn và đưa công trình vào khai thác sớm. Sàn có khả năng vượt nhịp tới 20m, tuy nhiên nó chỉ hiệu quả trong nhịp từ 8 đến 12m, kinh tế nhất là nhịp 9m.

Với công nghệ là sàn rỗng không dầm. Việc thi công tấm sàn tiết kiệm đến 35% lượng bê tông sàn so với các loại sàn truyền thống. Giúp giảm được thời gian lắp dựng xuống từ 5-7 ngày. Ngoài ra, nó còn giảm được tải trọng bản thân sàn cũng như tải trọng trên phần móng công trình. Nhờ đó giảm được kích thước hệ kết cấu cột, vách và móng.

  1. Sàn có khả năng chịu động đất khá là tốt

Lực của động đất tác dụng lên công trình có giá trị tỷ lệ với khối lượng của toàn công trình. Cùng với đó khối lượng sàn cũng tương ứng với từng cao độ của sàn không dầm. Ngoài ra, tấm sàn phẳng thì chịu được lực theo hai phương. Cùng với ưu điểm là khả giảm nhẹ trọng lượng của sàn khi kết hợp với các hệ cột với vách chịu lực. Đây trở thành giải pháp hiệu quả để chống động đất đối với các công trình cao tầng.

  1. Chịu được áp lực

Khối lượng của sàn nhẹ nhưng nó lại chịu được lực rất lớn. Tính vượt nhịp cao, công tác ván khuôn và cốt thép đơn giản cùng với chiều cao phong thủy lớn.

Nhược điểm của sàn không dầm

  1. Đẩy nổi

Phải chú ý trong quá trình đổ bê tông nếu mà không thể kiểm soát được chất lượng cốt pha. Tránh gây ra xô xệch hay đẩy nổi tấm sàn. Từ đó khiến cho chiều dày của sàn sẽ tăng thêm so với thiết kế. Lớp bảo vệ bê tông đỉnh quả bóng mỏng. Nó sẽ ảnh hưởng đến độ bền của kết cấu sàn.

Phải đảm bảo chất lượng và quy cách cụ thể trong quá trình đổ bê tông. Ta tiến hành chọc thủng bóng sau đó sẽ nhồi bê tông vào. Tiếp đến đầm chặt hoặc là sau khi mà bê tông đông cứng thì nhồi thêm bê tông.

  1. Rỗ đáy

Ở các công trình mới sử dụng công nghệ sàn xuất hiện các hiện tượng này. Khi ta tháo ván khuôn sẽ có vài vị trí nhìn thấy được quả bóng hoặc gọi là rỗ. Do trong quá trình đổ bê tông đã bỏ bước đầm hay đằm dối. Gây ra mất thẩm mỹ và nó ảnh hưởng đến chất lượng của sàn.

Trong quá trình mà đầm nền nhà phải giám sát công nhân đảm bảo đầm đúng kỹ thuật. Đảm bảo mật độ đầm đúng theo tiêu chuẩn.

Sau khi đã tháo dỡ cốt pha nếu như trên bề mặt bê tông xuất hiện các vết rỗ và các lỗ hổng. Phải đục hết phần bê tông yếu và hạt cá biệt của các cốt liệu nhô lên. Tiếp đến ta sẽ rửa sạch bề mặt vết rỗ bằng nước. Sau đó sẽ lấp đầy vữa mới vào. Hỗn hợp bê tông để mà lấp đầy sẽ có cùng mác với bê tông cũ. Nhưng nó có cốt liệu nhỏ hơn. Loại vữa bê tông lấp đầy cần phải được đầm chặt và miết cẩn thận.

Nếu khi xuất hiện trên bề mặt bê tông có lỗ hổng. Các vết rỗ lớn hoặc là bê tông bên trong kết câu sẽ không được đông đặc. Nó làm giảm khả năng chịu lực của tiết diện và chống thấm. Đối với các kết cấu bê tông cốt thép quan trọng thì ta cần xử lý bằng các biện pháp phun vữa.

Sàn phẳng khâng dầm không gây ảnh hưởng xấu tới môi trường

Nhờ bỏ phần bê tông giữa tiết diện sàn đã đem lại khá nhiều tiện ích. Việc thiết kế sàn không dầm hiện nay chính là giúp giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Nhờ hệ thống giảm khá nhiều về các yếu tố phát sinh.

 

Sàn không dầm chịu lực và giảm trọng tải tốt

Khả năng chịu lực và giảm trọng tải của sàn không dầm được đánh giá là rất cao. Đáng chú ý, sàn bê tông không dầm Bubbledeck có khả năng chịu trọng tải gấp đôi so với sàn đặc. Điều này giúp giảm 65% trọng lực của bê tông.

Tiến độ thi công nhanh

Chính việc thi công sàn không dầm sẽ giúp các bạn được giảm hệ thống dầm chính và cốp pha dầm phụ. Vì thế nên việc thi công sẽ đơn giản hơn, nhanh hơn do chỉ lắp dựng, cấu tạo cốt pha cũng được đánh giá là phẳng hơn so với việc thi công loại sàn có dầm.

Sàn phẳng không dầm vượt nhịp lớn – Sàn UBOT

Sàn phẳng không dầm vượt nhịp lớn hay cách gọi khác là sàn UBOT. Chính là một trong những giải pháp kết cấu sàn nhẹ. Hiện nay được ứng dụng rất rộng rãi trên hàng ngàn công trình khắp thế giới.

Sàn không dầm UBOT đảm bảo được mục tiêu khả năng thiết kế sàn vượt nhịp lớn, nhẹ hơn. Giảm chiều cao tầng, hạ trọng lượng công trình tối ưu. Tạo trần phẳng đảm bảo yếu tố phong thủy cho ngôi nhà, khả năng chống ồn. Chống rung khỏi ảnh hưởng của động đất rất tốt. Bên cạnh đó, sàn UBOT còn có những ưu điểm khác:

  • Trọng lượng công trình giảm xuống cho phép kết cấu sử dụng sàn phẳng và tạo giải pháp dầm sàn vượt nhịp lớn đạt được là 20m.
  • Chiều cao công trình giảm xuống mà gia chủ có thể tăng thêm một vài tầng chức năng khác.
  • Sàn không dầm giúp giải phóng không gian để linh hoạt trong việc bố trí kiến trúc cho hệ thống kỹ thuật.
  • Quá trình thi công vô cùng đơn giản, nhanh chóng, tiết kiệm và hiệu quả.

Sàn Vượt Nhịp Ubot

Sàn vượt nhịp Ubot được ứng dụng công nghệ Châu Âu. Đã tối đa số trọng lượng nhẹ, khả năng vượt nhịp lớn. Giảm chiều cao tầng, tạo trần phẳng, giảm số lượng cột…

Ubot là loại sàn vượt nhịp được ứng dụng vào rất nhiều công trình lớn ở nước ngoài. Vậy ưu điểm của loại sàn này là gì?

  • Tiết kiệm nguyên vật liệu, giảm 30% lượng bê tông cần dùng cho công trình. Đây vừa là giải pháp tiết kiệm chi phí, vừa giảm trọng lượng cho sàn.
  • Khả năng vượt nhịp lên đến 20m.
  • Giảm chiều dày sàn của công trình, nhờ vậy có thể tăng thêm số lượng tầng chức năng của công trình với cùng một mức chiều cao.
  • Do không sử dụng hệ dầm nối giữa các cột và giảm tải trọng sàn xuống cột nên có thể giảm số lượng và tiết diện cột tạo không gian kiến trúc thông thoáng cho công trình.
  • Khả năng chống cháy tốt, giảm tải trọng tham gia dao động khi động đất.
  • Sàn sử dụng vật liệu từ nhựa tái chế, an toàn và thân thiện với môi trường.
  • Dễ thi công, không yêu cầu kỹ thuật cao.
  • Thi công nhanh chóng, giúp nhà thầu đẩy nhanh được tiến độ. Đồng thời tiết kiệm nguồn nhân lực đáng kể.
  • Các hộp Ubot có thể xếp chồng lên nhau, thuận tiện di chuyển trên những địa hình khó khăn.

Sàn Phẳng (Flat Plate)

Là sàn sử dụng cho những tòa nhà cao tầng, hiện đại. Điểm đặc biệt và cũng là ưu điểm của loại sàn này là chiều dày không đổi. Tạo ra mặt phẳng phía dưới của sàn, làm đơn giản hóa trong việc làm cốp pha và tiến hành thi công.

Loại sàn này cho phép linh hoạt trong việc tạo vách ngăn.  

Ưu điểm

  • Cốp pha đơn giản nhưng chất lượng cao, linh hoạt trong mọi không gian.
  • Không có dầm, tạo ra khoảng thông thủy lớn ở phần dưới sàn.
  • Chiều dày kết cấu nhỏ có thể giảm được chiều cao tầng.

Nhược điểm

  • Nhịp trung bình
  • Khả năng chịu tải trọng ngang còn nhiều hạn chế
  • Cần sử dụng cốt thép có khả năng chống chọc thủng ở xung quanh cột, hoặc cột cần có kích thước lớn hơn. Cần có sự kiểm soát độ võng dài hạn.
  • Có thể không phù hợp với loại sàn có vách tường ngăn xây bằng chất liệu gạch
  • Không phù hợp với tải trọng lớn

Sàn Sườn, Sàn Ô Cờ (Ribbed Slab, Waffle Slab)

Sàn sườn bao gồm nhiều sườn được bố trí ở các vị trí cố định tạo khoảng cách bằng nhau giữa các sườn. Trực tiếp đỡ các hệ cột.  

Thông thường sàn sườn có thể chịu được tải trọng từ trung bình cho đến lớn. Chính nhờ vào độ cứng lớn cùng những ưu điểm vượt trội nên sàn sườn luôn được ưa chuộng trong khả năng sử dụng.

Chiều dày sàn từ 75- 125mm và sườn rộng từ 125- 200mm. Khoảng cách giữa các sườn phải cách nhau từ 600- 1500mm. Tổng chiều dày của sàn thường từ 300- 600mm với nhịp lên tới 15m đối với sàn BTCT. Cũng có thể lớn hơn nữa nếu có UST. Việc bố trí từng vị trí sườn có thể làm giảm được một phần bê tông. Hệ thống cốt thép cũng như giảm được chiều trọng lượng của sàn. Như vậy đã có tiết kiệm được phần nào về nguyên vật liệu rồi.

Việc tiết kiệm nguyên vật liệu có thể bù lại được sự phức tạp của ván khuôn và cốt thép. Đồng thời, để giảm được mức độ phức tạp của ván khuôn. Nhằm sử dụng các mẫu chế tạo sẵn, có quy cách được tiêu chuẩn hóa. Thường sử dụng bằng các khuôn nhựa dạng vát dễ dàng tháo lắp.

Ưu điểm Sàn Sườn, Sàn Ô Cờ

  • Giúp tiết kiệm nguyên vật liệu và giảm bớt trọng lượng
  • Vượt nhịp lớn
  • Hình thức kinh tế khá tốt với trường hợp sử dụng ván khuôn tiêu chuẩn luân chuyển được
  • Dễ dàng bố trí các lỗ kỹ thuật theo phương đứng xuyên qua giữa các sườn

Nhược điểm Sàn Sườn, Sàn Ô Cờ

  • Chiều dày sàn giữa các sườn chưa có mức độ chống cháy cao
  • Yêu cầu sử dụng cốp pha đặc chủng
  • Chiều cao tầng lớn hơn
  • Khó xử lý và giải quyết các lỗ kỹ thuật lớn theo phương đứng

Tham khảo : thiết kế nhà 2 tầng

Các bước thi công sàn không dầm

Thực hiện thi công sàn nhà không dầm qua các bước sau

  • Bước 1: Tiến hành rải thép lớp dưới. Bởi vì sàn phẳng nên là thép lớp dưới là lưới đều dạng hàn sẵn hay là lưới buộc.
  • Bước 2: Ta đặt panel hình bóng hoặc là hộp được chế tạo tại khu nhà máy và sau đó chuyển đến công trình. Panel bằng vật liệu nhựa tái chế nhẹ, dễ lắp đặt thủ công với tốc độ cao.
  • Bước 3: Lắp thép ở lớp trên: thép lớp trên chủ yếu là đã được cấu tạo trong panel, chỉ bổ sung thép gia cường cùng với thép mũ cột.
  • Bước 4: Thực hiện bước chống nổi: Sử dụng các phụ kiện để chống nổi mục đích ghim panel vào cốp pha để chống lực đẩy nổi khi đổ bê tông.
  • Bước 5: Tiến hành đổ bê tông: Sử dụng các bê tông thương phẩm thông dụng, các phương pháp và quy trình đổ thực hiện như là các công trình thông thường.

Sàn rỗng bằng hộp Ubot

Sàn rỗng là một loại sàn không dùng khối tạo rỗng hình cầu. Mà nó được sử dụng khối rỗng có hình chóp cụt làm từ loại vật liệu nhựa tái chế.

+ Sàn rỗng là một trong những sáng chế của các Kỹ sư ở hãng Daliform của Italia phát minh ra. Sau đó được ứng dụng phát triển trong ngành xây dựng hiện đại. Nhờ sở hữu cấu tạo đặc biệt mới. Các khối Ubot dễ dàng chồng lên nhau nên giúp giảm chi phí vận chuyển. Giảm không gian lưu trữ vật liệu

+ Khi thi công để tạo nên mặt sàn phẳng không dầm, các hộp nhựa được liên kết với nhau nhờ các thanh nối. Bên cạnh đó, việc lắp ráp cũng được đánh giá là rất đơn giản. Không tốn quá nhiều thời gian và nó cũng không cần dùng đến các máy móc phức tạp. Vậy nên, chi phí vận hành sẽ được tiết kiệm và chi phí thuê nhân công cũng không tốn kém. Bởi vì lượng nhân công cần dùng không nhiều.

Hình ảnh thực tế thi công

 

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN THIẾT KẾ – XÂY DỰNG NHÀ KIẾN AN VINH

Trụ sở chính: 434 Nguyễn Thái Sơn, Phường 5, Quận Gò Vấp, TP.HCM

VPĐD : 52 Tân Chánh Hiệp 36, P. Tân Chánh Hiệp, Quận 12, TP.HCM

Điện thoại: (08)3715 6379 (08) 6277 0999  – Fax: (08) 3715 2415

Email: kienanvinh2012@gmail.com

Website: https://kienanvinh.vn/

Hotline: 0973 778 999 – 0902 249 297

Từ khóa : Sàn phẳng không dầm NEVO  | thi công sàn nevo