Chi phí thi công xây dựng phần thô nhân công hoàn thiện

Bảng giá

Công ty thiết kế xây dựng Kiến An Vinh Là một doanh nghiệp thi công xây dựng đầy năng động sáng tạo, Kiến An Vinh đã hội tụ đông đủ đội ngũ Kiến trúc sư, Kỹ sư giàu chuyên môn và kinh nghiệm, có tay nghề cao đầy tâm huyết trong lĩnh vực thi công xây dựng, có Công nhân kỹ thuật lành nghề, kinh nghiệm nhiều năm trong quản lý thi công xây dựng, và luôn luôn tìm tòi học hỏi các tiến bộ khoa học kỹ thuật, không ngừng nâng cao tay nghề ngày càng chuyên nghiệp hơn, do đó Công ty đã tạo được những bước tiến vượt bậc và có uy tín với các Nhà đầu tư xây dựng trong nước.

Cùng với năng lực và kinh nghiệm sẵn có, Kiến An Vinh đã xây dựng một quy trình hợp lý từ việc nghiên cứu các ứng dụng khoa học kỹ thuật công nghệ, biện pháp thi công, am hiểu các vật liệu xây dựng, đến việc cung cấp vật tư, quản lý nhân sự, quản lý chất lượng và an toàn lao động. Từ đó luôn mang đến những công trình có chất lượng cao với chi phí thấp nhất tiến độ nhanh nhất và dịch vụ bảo hành chu đáo nhằm thỏa mãn các nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.

Song song với sự phát triển mạnh mẽ của ngành xây dựng, Kiến An Vinh luôn luôn đầu tư không ngừng các trang thiết bị máy móc hiện đại và chuyên dùng nhằm phục vụ cho công việc và đáp ứng các yêu cầu tốt nhất về chất lượng công trình, tiến độ thi công và an toàn lao động để khẳng định vị thế uy tín và thành công của mình. Đến với Kiến An Vinh, Qúy khách sẽ được tư vấn miễn phí về thủ tục pháp lý, lựa chọn vật tư, giá cả xây dựng…và sẽ giảm phần trăm phí thiết kế nếu các nhà đầu tư đã lựa chọn chúng tôi là nhà thầu thi công.

Qua nhiều năm gắn bó với nghề nghiệp và những thành quả bước đầu đạt được đã giúp Kiến An Vinh có những bước đi vững chắc. Tuy nhiên những tiến bộ khoa học kỹ thuật vẫn luôn ở phía trước, do đó việc học hỏi và cầu tiến luôn là những mục tiêu mà chúng tôi cần phải phấn đấu hết mình.

Bên cạnh đó chúng tôi còn biết khách hàng còn nhiều câu hỏi bở ngỡ như sau:

  • Nhà thầu xây dựng Biệt thự uy tín nhất hiện nay
  • Giá thi công Biệt thự rẻ nhất hiện nay
  • Cách tính diện tích thi công xây dựng
  • Quy trình ký hợp đồng thi công xây dựng
  • Mẫu hợp đồng thi công biệt thự và bảng chủng loại vật tư phần thô
  • Biện pháp thi công xây dựng Biệt thự và tiến độ

BẢNG BÁO GIÁ XÂY DỰNG PHẦN THÔ NHÀ PHỐ 

  1. CHI PHÍ CHO VIỆC XÂY NHÀ: Để xây dựng nên một ngôi nhà cần một số chi phí.

  1. Chi phí xin phép xây dựng, chi phí thiết kế: khi bạn quyết định xây nhà thì trước hết bạn phải có bản vẽ thiết kế, sau đó dùng bản vẽ này để xin phép xây dựng.
  • Chi phí thiết kế được tính theo m2 thiết kế, đơn giá từ 110.000-180.000 đ/m2
  • Chi phí xin phép xây dựng khoảng
  1. Chi phí tháo dỡ nhà cũ, dọn dẹp mặt bằng: Nếu mình xây dựng trên mảnh đất có nhà cũ thì mình phải tốn chi phí tháo dỡ. Hoặc đất chưa được san lấp thì mình phải tốn tiền cát san lấp cho phẳng mặt bằng
  • Chi phí tháo dỡ, dọn dẹp mặt bằng tốn khoảng 10tr-> 20tr.
  1. Chi phí vật tư thô: cát, đá, xi măng, gạch xây, thép xây dựng… dùng xây dựng phần khung, phần xây tô, cán vữa lát nền. Tùy quy mô công trình mà chi phí này tốn khác nhau.
  • Chi Phí vật tư thô có thể tạm tính theo m2: 1.5->2tr/m2.
  1. Chi phí vật tư hoàn thiện: Sơn, gạch, cửa, đá hoa cương, lan can cầu thang, trần thạch cao, các phần lam sắt, thiết bị điện, thiết bị vệ sinh.
  • Chi Phí vật tư hoàn thiện có thể tạm tính theo m2: 2->3tr/m2.
  1. Chi phí nhân công xây dựng: Là toàn bộ chi phí nhân công xây dựng phần thô và hoàn thiện, bao gồm chi phí kỹ sư giám sát, nhân viên mua vật tư, thợ hồ, thợ điện, thợ sơn…
  • Chi Phí nhân công có thể tạm tính theo m2: 1.5->2tr/m2.
  1. Chi phí nội thất: Tủ bếp, bàn ghế, giường tủ, kệ trang trí, tường trang trí, tranh trang trí…
  • Chi phí nội thất tùy vào chủng loại và khối lượng, chi phí từ 100tr-500tr.
  1. Chi phí gia dụng, công nghệ: Thường khi xây nhà mới các vật dụng gia dụng đều thay mới, tủ lạnh, tivi…, thêm vào đó là các phần điện thông minh cũng được lắp đặt.
  2. Chi phí hoàn công: Sau khi xây dựng xong, chúng ta thực hiện hoàn công để làm giấy chứng nhận quyền sở hữa đất và nhà.
  • Chi phí hoàn công dao động 20-30tr tùy địa điểm.
  1. BÁO GIÁ THI CÔNG XÂY DỰNG NHÀ PHỐ CỦA KIẾN AN VINH NĂM 2020

Công ty xây dựng Kiến An Vinh với sự sáng lập của một kỹ sư xây dựng Đại học Bách Khoa TP.HCM, với kinh nghiệm trong ngành xây dựng hơn 20 năm. Cùng với đội ngũ kỹ sư, các đội thợ có chuyên môn cao, chúng tôi tự tin sẽ xây dựng cho bạn một ngôi nhà thật đẹp và chất lượng. Với phương châm “Giá cả hợp lý – uy tín – chất lượng”, chúng tôi đã xây dựng hàng trăm ngôi nhà được sự tin yêu của khách hàng.

 

  1.  CHI PHI XÂY DỰNG PHẦN THÔ VÀ NHÂN CÔNG HOÀN THIỆN 2020:

1.1 Công ty TNHH Thiết kế và Xây Dựng Kiến An Vinh kính gửi tới quý khách hàng báo giá thi công phần thô:

 

Đồng hành cùng những thắc mắc chưa được tháo gỡ đó của khách hàng thì Công ty Kiến An Vinh đưa ra bảng báo giá thi công Biệt thự 2020 và đáp ứng tốt nhất các yêu cầu của Qúy khách. Trân trọng cảm ơn và mong được đem lại sự hài lòng cho Qúy khách!

 

Đơn giá thi công phần thô Nhà Phố

Đơn giá thi công phần thô Nhà Phố

 Nhóm 01

Phần thô (Chưa có điện nước) nhà hiện đại)

3.500.000 đ/m2

350m2

Bao gồm Nhân Công + Hoàn Thiện

Phần Thô (Chưa có điện nước) mặt tiền có mái ngói hoặc cổ điển

3.550.000 đ/m2

350m2

Lưu ý : Đơn giá nhân công và vật tư thô điện nước được tính là : 300.000đ/m2

Phần thô gói cao cấp (đã có điện nước) + các hạng mục cao cấp

3.850.000 đ/m2 – 4.000.000 đ/m2

350m2

Nhóm 02

Ø  Tổng diện tích sàn xây dựng từ 350m2 xuống 300m2:  đơn giá nhóm 01 cộng thêm 50.000đ/m2

Ø  Tổng diện tích sàn xây dựng nhỏ hơn 300m2 đến 250 m2: đơn giá nhóm 01 cộng thêm 100.000đ/m2

Ø  Tổng diện tích sàn xây dựng nhỏ hơn 250m2 đến 150 m2: đơn giá nhóm 01 cộng thêm 150.000đ – 200.000đ/m2

Ø  Tổng diện tích sàn xây dựng nhỏ hơn 150m2: đơn giá nhóm 01 cộng thêm 200.000đ – 250.000đ/m2

Nhóm 03

Ø  Đơn giá xây nhà trong hẻm nhỏ từ 3,0 – 5,0m: đơn giá nhóm 02 cộng thêm 50.000 – 100.000đ/m2

Ø  Đơn giá xây nhà trong hẻm nhỏ từ 3,0m trở xuống: đơn giá nhóm 02 cộng thêm 150.000 – 300.000đ/m2

Thi công nhà trọn gói Nhà Phố (Mức Trung Bình)

 6.000.000 – 7.000.000 đ/m2

Thi công nhà trọn gói Nhà Phố (Mức Khá)

7.000.000 – 8.000.000 đ/m2

Phong cách cổ điển

Phần đắp chỉ tính riêng

             Đơn giá trên có thể tăng giảm tùy theo Quận, Huyện thi công

 


BẢNG BÁO GIÁ XÂY DỰNG PHẦN THÔ BIỆT THỰ 

 

Bảng báo giá xây dựng phần thô từng loại Biệt thự hiện nay

STT Mẫu mã Biệt thự Đơn giá thi công Ghi chú
Nhóm 1

Giá thi công phần thô Biệt thự hiện đại

3.650.000đ/m2 Bao gồm vật tư và nhân công phần thô + nhân công hoàn thiện (công trình ở tỉnh có cộng phí vận chuyển)

Giá thi công phần thô Biệt thự Tân cổ điển

3.700.000đ/m2

Giá thi công phần thô Biệt thự Cổ điển Biệt thự kiểu Pháp

3.700.000đ/m2 đến 4.000.000đ/m2
Nhóm 2 Phần đắp chỉ và phù điêu mặt tiền ngoài nhà, trong nhà, hàng rào, cổng 500.000đ/m2 đến 1.500.000đ/m2 (Đo theo diện tích của mặt tiền) Báo giá tùy theo mức độ thẩm mỹ của chỉ và phù điêu, tùy theo chỉ nhiều hay chỉ ít
Nhóm 3

Thi công trọn gói: phần thô + phần hoàn thiện (Mức khá)

7.000.000đ/m2 đến 8.000.000đ/m2 Nhà thầu sẽ cung cấp dự toán phần vật tư hoàn thiện
Nhóm 4

Thi công trọn gói: phần thô + phần hoàn thiện (Mức cao cấp)

8.000.000đ/m2 đến 10.000.000đ/m2 Nhà thầu sẽ cung cấp dự toán phần vật tư hoàn thiện
Miễn phí 100% phí xin phép xây dựng.
Giảm chi phí thiết kế: 30% khi nhận thi công phần thô, 70% khi nhận thi công trọn gói.
Nhà thầu lắp đặt 2-4 camera an ninh để cùng Chủ đầu tư giám sát quy trình thi công và kỹ thuật thi công 24/24, mọi lúc mọi nơi.

  Cách tính diện tích giá xây dựng Biệt thự:

  • Tổng diện tích sàn xây dựng từ 350mxuống 300m2: đơn giá nhóm 01 cộng thêm 50.000đ/m2
  • Tổng diện tích sàn xây dựng nhỏ hơn 300m2đến 250m2: đơn giá nhóm 01 cộng thêm 100.000đ/m2
  • Tổng diện tích sàn xây dựng nhỏ hơn 250m2đến 150m2: đơn giá nhóm 01 cộng thêm 100.000đ/m– 200.000đ/m2
  • Tổng diện tích sàn xây dựng nhỏ hơn 150m2: đơn giá nhóm 01 cộng thêm 200.000đ/m– 250.000đ/m2
  • Giá tăng hoặc giảm tính theo từng quận.
  • Đơn giá xây nhà trong hẻm nhỏ từ 3,0 – 5,0m cộng thêm 50.000 – 100.000đ/m2.
  • Đơn giá xây nhà trong hẻm nhỏ hơn 3,0m cộng thêm 150.000đ/m2.

  Cách tính diện tích thi công Biệt thự:

  • Móng đơn biệt thự tính từ 10%-30% diện tích xây dựng phần thô.
  • Phần móng cọc được tính từ 30% – 50% diện tích xây dựng phần thô
  • Phần móng băng được tính từ 50% – 70% diện tích xây dựng phần thô
  • Phần diện tích có mái che tính 100% diện tích (mặt bằng trệt, lửng, lầu, sân thượng có mái che).
  • Phần diện tích không có mái che ngoại trừ sân trước và sân sau tính 50% diện tích (sân thượng không mái che, sân phơi, mái BTCT, lam BTCT). sân thượng có lan can 60% diện tích.
  • Phần mái ngói khung kèo sắt lợp ngói 30% diện tích (bao gồm toàn bộ hệ khung kèo và ngói lợp) tính theo mặt nghiêng.
  • Phần mái đúc lợp ngói 100% diện tích (bao gồm hệ ritô và ngói lợp) tính theo mặt nghiêng.
  • Phần mái che BTCT, mái lấy sáng tầng thượng 60% diện tích.
  • Phần mái tole 20 – 30% diện tích (bao gồm toàn bộ phần xà gồ sắt hộp và tole lợp) tính theo mặt nghiêng.
  • Sân trước và sân sau tính 50% diện tích (trong trường hợp sân trước và sân sau có móng – đà cọc, đà kiềng tính 70% diện tích)
  • Ô trống trong nhà mỗi sàn có diện tích nhỏ hơn 8m2 tính 100% diện tích.
  • Ô trống trong nhà mỗi sàn có diện tích lớn hơn 8m2 tính 50% diện tích.
  • Khu vực cầu thang tính 100% diện tích:
  • Vật tư nâng nền: Bên chủ đầu tư cung cấp tận chân công trình, bên thi công chỉ vận chuyển trong phạm vi 30m.
  • Chưa tính bê tông nền trệt (nếu bên A yêu cầu tính bù giá 250.000 đ/m2 (sắt phi 8@200, 1 lớp, bê tông đá 1x2M250 dày 6-8cm).
  • Đổ bê tông nền trệt có hệ đà kiềng tính 30% đến 40% diện tích chưa tính phần ép cọc bê tông móng.

  Cách tính diện tích thi công tầng hầm Biệt thự:

  • Tầng hầm có độ sâu từ 1.0-1.3m so với code vỉa hè tính 150% diện tích xây dựng.
  • Tầng hầm có độ sâu từ 1.3-1.7m so với code vỉa hè tính 170% diện tích xây dựng.
  • Tầng hầm có độ sâu từ 1.7-2m so với code vỉa hè tính 200% diện tích xây dựng.
  • Tầng hầm có độ sâu lớn hơn 2.0m so với code vỉa hè tính 250% diện tích xây dựng

  Quy trình ký hợp đồng thi công xây dựng Biệt thự

  • Ngay sau khi nhận được thông tin cần báo giá thi công phần thô của khách hàng, Kiến An Vinh sẽ cử chuyên viên Dự toán đến gặp Chủ đầu tư và sẽ lập bảng báo giá theo diện tích m2 hoặc lập dự toán chi tiết (nếu có bản vẽ chi tiết).
  • Tư vấn về chủng loại vật tư phần thô hợp lý nhất cho công trình.
  • Chuyên viên Dự toán sẽ lập dự toán phần vật tư hoàn thiện và nội thất đồ gỗ trong thời gian 2 ngày và trao đổi với Chủ đầu tư 1 ngày.
  • Trình mẫu hợp đồng thi công và giải thích nội dung hợp đồng.
  • Đàm phán về điều kiện và thỏa thuận hợp đồng thi công.
  • Ký hợp đồng thi công và triển khai thi công.
  • Chủ đầu tư cung cấp hồ sơ cho nhà thầu để làm thủ tục xin phép xây dựng từ 1 đến 3 ngày làm việc thì xin được Biên nhận giấy phép xây dựng, vậy là nhà thầu có thể bắt đầu thi công phần ép cọc và đài móng, sau thời gian 21 đến 30 ngày (đã làm xong phần móng) có giấy phép xây dựng chính thức thì nhà thầu sẽ tiếp tục việc thi công, như vậy thì thời gian thi công được ngắn hơn so với việc phải chờ đợi có giấy phép chính thức mới thi công.

Mẫu hợp đồng thi công biệt thự và bảng chủng loại vật tư phần thô

CÔNG TY TNHH TK XD              CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM      

KIẾN AN VINH                                   Độc Lập – Tự do – Hạnh Phúc Số: ……/2020/HDXD/KAV 

  HỢP ĐỒNG XÂY DỰNG “Thi công trọn gói”    

*CÔNG TRÌNH   : BIỆT THỰ

*HẠNG MỤC      : XÂY MỚI

*ĐỊA ĐIỂM XD   : BIÊN HÒA – ĐỒNG NAI

*CHỦ ĐẦU TƯ   : NGUYỄN THÀNH TÂM   PHẦN 1 – CÁC CĂN CỨ KÝ KẾT HỢP ĐỒNG

  • Căn cứ bộ Luật Dân sự số 91/2015/QH13 ngày 24/11/2015;
  • Căn cứ Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/06/2014 của Quốc Hội khóa XIII; Kỳ họp thứ 7;
  • Căn cứ nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/06/2015 của Chính Phủ về Quản lý chất lượng công trình xây dựng;
  • Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 05 năm 2015 của Chính phủ về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng;
  • Nghị định số 37/2015/NĐ-CP ngày 15 tháng 06 năm 2015 của Chính phủ về quy định chi tiết hợp đồng xây dựng;
  • Căn cứ Thông tư số 09/2016/TT-BXD ngày 10/03/2016 của Bộ Xây dựng hướng dẫn hợp đồng thi công xây dựng công trình;
  • Căn cứ bản vẽ thiết kế thi công, chủng loại vật tư được trình duyệt, tiêu chuẩn kỹ thuật của dự án cho công tác liên quan;
  • Căn cứ vào nhu cầu xây dựng và khả năng của hai bên.

PHẦN 2 – CÁC ĐIỀU KHOẢN VÀ ĐIỀU KIỆN CỦA HỢP ĐỒNG

Hôm nay, ngày 02 Tháng 02 năm 2020, Chúng tôi gồm các bên dưới đây:

  1. BÊN GIAO THẦU (GỌI TẮT LÀ BÊN A):

Chủ đầu tư : Nguyễn Thành Tâm  Sinh năm: CMND số: ………………………….  –  Cấp ngày: …………………   Tại CA Đồng Nai Địa chỉ: ……………………………… Biên Hòa, Đồng Nai. Điện thoại: …………………………. Sau đây gọi là Chủ đầu tư. Và một bên là:

  1. BÊN NHẬN THẦU (GỌI TẮT LÀ BÊN B):

 CÔNG TY TNHH THIẾT KẾ XÂY DỰNG KIẾN AN VINH

Địa chỉ: F2B – Phan Văn Trị – Phường 5 – Quận Gò Vấp – Tp.HCM

Mã số thuế: 0 3 1 1 5 2 7 8 6 4

Điện thoại : 0903 88 25 07

Đại diện:  Ông ĐOÀN VĂN PHONG             

Chức vụ: Giám đốc   

Số TK: 133 642 329 tại Ngân Hàng TMCP Á Châu – PGD.Tân Chánh Hiệp, Quận 12, Tp.HCM.

Số TK: 0600 7996 3200 tại Ngân Hàng Sacombank – PGD. Chợ Cầu, Q.12.

Sau đây gọi là: Nhà Thầu. Sau khi thống nhất hai Bên thỏa thuận ký kết Hợp đồng Thi công Xây dựng trọn gói, với các điều khoản sau:

ĐIỀU 1: NỘI DUNG HỢP ĐỒNG: Bên A đồng ý giao khoán cho Bên B thực hiện Thi công Xây dựng: Phần thô và phần hoàn thiện công trình: Biệt thự tư nhân của Chú Nguyễn Thành Tâm tại địa chỉ: Biên Hòa – Đồng Nai.

ĐIỀU 2: PHẠM VI CÔNG VIỆC Nhà thầu đồng ý thi công theo đúng bản vẽ thiết kế các hạng mục sau:

  • Các hạng mục kết cấu công trình thi công theo TCXDVN.

– Các hạng mục kiến trúc, kết cấu, điện, nước: theo bản vẽ thiết kế, lắp đặt hệ thống thoát nước thải trong khuôn viên đất xây dựng.

  • Đối với công tác nền móng:

+ Định vị tim cọc, móng.

+ Đào đất móng, dầm móng, đà kiềng, hầm phân, bể nước… và vận chuyển xà bần.

+ Đập đầu cọc BTCT (Đối với công trình gia cố móng bằng phương pháp ép cọc hoặc khoan cọc nhồi).

+ Sản xuất lắp dựng cốt thép, cofa và đổ bê tông đá 1×2 đáy móng, dầm móng, nắp hầm phân, hố ga…

+ Sản xuất lắp dựng cốt thép, cofa và đổ bê tông cột, sàn, dầm, sàn các tầng lầu, sân thượng, mái…

+ Bê tông cho dầm, sàn các tầng lầu đổ bằng bê tông tươi M250 có thương hiệu và có giấy chứng nhận kiểm định chất lượng, (Cột đổ bằng bê tông trộn tay)

+ Sản xuất lắp dựng cốt thép, cofa và đổ bê tông bản cầu thang theo thiết kế và xây bậc cầu thang bằng gạch thẻ…

+ Lắp đặt hệ thống thoát nước thải, xây hầm phân, bể phốt, xây bao xung quanh móng nhà bằng gạch thẻ.

+ Công tác nền trệt: Chưa bao gồm BTCT nền trệt sắt Ø8@ 200 đan carô 1 lớp, bê tông đá 1×2 M250 dày 6-8cm, nếu thi công tính 280.000 đồng/m2

+ Lớp vữa cán nền M50. Cán nền các tầng lầu, sân thượng, mái, ban công, nhà vệ sinh. – Đối với công tác trần:

+ Những trần BTCT không đóng trần thạch cao phải tô trát vữa xi măng M75 để tạo thẩm mỹ, tô hoàn thiện toàn bộ các vách trong công trình, mặt tiền theo thiết kế. Những trần BTCT đóng trần thạch cao không tô trát (nếu tô tính 180.000đ/m2 thực tế).

– Xây tường và tô trát tường đúng tiêu chuẩn tất cả các tường bao, tường ngăn chia các phòng, hộp gen, lan can bằng gạch ống 8x8x18. Bệ cột bằng gạch thẻ 4x8x18.

  • Nhân công chống thấm cho sàn vệ sinh, bancon, sân thượng, mái bê tông, (vật tư chống thấm như sika, flincote…).
  • Mặt tiền hoàn thiện như bản vẽ thiết kế.
  • Nhà thầu đồng ý cung cấp:

Toàn bộ vật liệu phần thô, ván khuôn, cây chống, các dụng cụ máy móc thiết bị phục vụ thi công và mọi phương tiện khác cần thiết cho việc thi công nhanh gọn và hiệu quả để hoàn tất công trình nêu trên theo đúng yêu cầu kỹ thuật như trong bản vẽ thiết kế và các quy trình quy phạm kỹ thuật hiện hành. Bảng chi tiết khối lượng phần vật tư hoàn thiện đã được liệt kê trong bảng báo giá đã được Bên A phê duyệt đính kèm và bảng báo giá được coi như một phụ lục không thể thiếu trong hợp đồng này.

  • Trong quá trình thi công, nếu Bên B sử dụng vật tư của bên A mua (được sự đồng ý của bên B), thì giá trị vật tư đó sẽ được trừ lại.
  • Bên B đã xem kỹ bản vẽ, hiện trường thi công và tất cả các yếu tố khác có liên quan và đồng ý rằng đơn giá trên là đơn giá trọn gói.
  • Trong trường hợp có sự khác biệt giữa thực tế và thiết kế hoặc có sự thay đổi thiết kế làm thay đổi diện tích xây dựng hoặc chủng loại vật tư và được bên A chấp thuận, giá trị hợp đồng có thể tính toán lại dựa trên diện tích xây dựng thực tế, giá thực tế.

BẢNG CHỦNG LOẠI VẬT TƯ PHẦN THÔ BÊN B CUNG CẤP:

STT TÊN VẬT TƯ Đ.VỊ XUẤT XỨ
I VẬT TƯ PHẦN THÔ    
1 Gạch ống 8x8x18 Viên Địa phương hoặc tương đương Tám Quỳnh, Phước thành
2 Gạch thẻ 4x8x18 Viên Địa phương hoặc tương đương Tám Quỳnh, Phước thành
3 Cát vàng m3 Đồng Nai, Bình Dương, có thể thay đổi màu cát giữa các đợt do khai thác.
4 Xi măng Kg Insee, Hà Tiên 1
5 Thép (Sắt) Tấn  
D>10mm Việt Nhật
D<=10mm Pomina
6 Đá 1×2, đá 4×6 m3 Bình Dương, Đồng Nai
7 Bê tông tươi M250 có thương hiệu và có kiểm định chất lượng), (Cột đổ bằng bê tông trộn tay) m3  
8 Dây dẫn điện Cadivi, đường kính dây dẫn theo bản vẽ thiết kế, dây truyền hình cáp, dây mạng. m Cadivi, VN
9 Ngói lợp Lama hoặc ngói Thái Lan Viên  
10 Thiết bị điện âm tường. Tb Sino
11 Ống nhựa PVC cấp, thoát nước (chưa tính ống nước nóng, điện lạnh). md, cái Bình Minh (Chiều dày thành ống: Ø21=1.6mm; Ø27=1.8; Ø34=2.0; Ø42=2.1; Ø49=2.4; Ø60=2.8; Ø90=2.9; Ø114=3.2; Ø168=4.3)
II VẬT TƯ HOÀN THIỆN    
1 Ống cấp nước nóng md, cái Vesbo
2 Gạch lát nền 80x80cm  theo thiết kế m2 Theo mã chỉ định của CĐT
3 Gạch 30x30cm, gạch nhám chống trượt m2 Theo mã chỉ định của CĐT
4 Gạch 30x60cm, gạch nhám chống trượt m2 Theo mã chỉ định của CĐT
5 Gạch ốp tường WC 30×60 m2 Theo mã chỉ định của CĐT
6 Vật liệu trang trí m2 Theo dự toán
7 Trần thạch cao, khung nhôm chìm, giật cấp m2 Theo dự toán
8 Đá lát Cầu thang, ốp mặt tiền m2 Theo dự toán
9 Đèn Bộ Theo dự toán
10 Cửa đi , cửa sổ m2 Theo dự toán
11 Cửa WC m2 Theo dự toán
12 Cửa phòng m2 Theo dự toán
13 Phụ kiện cửa Bộ Theo dự toán
14 Bồn cầu Bộ Theo dự toán
15 Lavabo Bộ Theo dự toán
16 Vòi xịt, rửa Cái Theo dự toán
17 Vòi sen tắm nóng lạnh Cái Theo dự toán
18 Sơn nước nội thất (theo bảng phối màu sơn) Thùng Dulux nội thất
19 Sơn nước ngoại thất (theo bảng giá màu sơn) Thùng Dulux ngoại thất
20 Lan can cầu thang , lan can mặt tiền m2 Theo dự toán
21 Máy năng lượng mặt trời cái Theo dự toán
22 Bồn nước inox cái Theo dự toán
23 Đồ gỗ nội thất gói Theo dự toán

 

PHẦN NHÂN CÔNG HOÀN THIỆN:

1 Nhân công lát gạch sàn, len chân tường tầng trệt, các tầng lầu, sân trước, sân thượng, bếp, nhà vệ sinh. Nhân công ốp gạch trang trí mặt tiền, cổng theo bản vẽ thiết kế.
2 Nhân công sơn nước toàn bộ ngôi nhà (Thi công 2 lớp bả matic, 1 lớp sơn lót, 2 lớp sơn phủ ngoài nhà, sơn 2 lớp phủ trong nhà đảm bảo kỹ thuật, vệ sinh bề mặt trước khi bả bột, sơn nước).Thi công chống thấm nhà vệ sinh, ban công, sân thượng, mái…
3 Nhân công lắp đặt hệ thống nước, hệ thống điện âm tường, cáp mạng, cáp truyền hình, dây điện thoại âm, các thiết bị điện & các loại đèn chiếu sáng (Lắp đặt công tắc, ổ cắm, tủ điện, MCB, quạt hút, đèn chiếu sáng, đèn lon, đèn trang trí) theo bản vẽ thiết kế.
4 Nhân công lắp đặt bồn nước, máy bơm nước, thiết bị vệ sinh (Lắp Lavabo, bồn cầu, van khóa, vòi sen, vòi nóng lạnh, gương soi và các phụ kiện khác…)
5 Bảo vệ công trình, vệ sinh cơ bản công trình trước khi bàn giao.

ĐIỀU 3: GIÁ TRỊ HỢP ĐỒNG

  • Giá trị Dự toán : …………………… đồng.
  • Giá trị Hợp đồng (làm tròn) : …………………….. đồng

Bằng chữ: ……………………………………………………………………………/. Trong đó:

  • Gía trị phần thô và nhân công hoàn thiện: …………………… đồng
  • Gía trị thi công phần vật tư hoàn thiện : ……………………. đồng

Giá trên đã bao gồm thuế VAT 10%.

ĐIỀU 4: PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN Chủ đầu tư đồng ý thanh toán cho Nhà thầu làm các đợt bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản theo 2 lịch trình như sau: Căn cứ vào các đợt thanh toán của 2 lịch trình này, bên B sẽ thông báo cho bên A trước 2 ngày khi đến đợt thanh toán.

  1. LỊCH THANH TOÁN PHẦN THÔ VÀ NHÂN CÔNG HOÀN THIỆN
Đợt 1 Ngay sau khi ký hợp đồng, Bên A tạm ứng cho bên B là:   50.000.000 đồng
Đợt 2 Bắt đầu thi công, Bên A tạm ứng cho bên B là: 9% tương ứng số tiền:   đồng
Đợt 3 Sau khi xong phần móng đà kiềng, Bên A tạm ứng cho bên B là: 11% tương ứng số tiền:   đồng
Đợt 4 Sau khi đổ bê tông xong sàn Lầu 1, Bên A tạm ứng cho bên B là: 9% tương ứng số tiền:   đồng
Đợt 5 Sau khi đổ bê tông xong sàn Lầu 2, Bên A tạm ứng cho bên B là: 9% tương ứng số tiền:   đồng
Đợt 6 Sau khi đổ bê tông xong sàn mái, Bên A tạm ứng cho bên B là: 9% tương ứng số tiền:   đồng
Đợt 7 Sau khi xây xong tường lầu 2 + mái, Bên A tạm ứng cho bên B là: 7% tương ứng số tiền:   đồng
Đợt 8 Sau khi xây xong tường trệt + lầu 1, Bên A tạm ứng cho bên B là: 7% tương ứng số tiền:   đồng
Đợt 9 Sau khi lắp dựng li tô, lợp ngói xong, Bên A tạm ứng cho bên B là: 7% tương ứng số tiền:   đồng
Đợt 10 Sau khi tô trát xong tường lầu 2 + mái, Bên A tạm ứng cho bên B là: 5% tương ứng số tiền:   đồng
Đợt 11 Sau khi tô trát xong tường trệt + lầu 1, Bên A tạm ứng cho bên B là: 5% tương ứng số tiền:   đồng
Đợt 12 Sau khi bã matit được 50%, Bên A tạm ứng cho bên B là: 4% tương ứng số tiền:   đồng
Đợt 13 Sau khi ốp lát gạch xong lầu 2+ sân thượng + mái, Bên A tạm ứng cho bên B là: 4% tương ứng số tiền:   đồng
Đợt 14 Sau khi ốp lát gạch xong trệt + lầu 1, Bên A tạm ứng cho bên B là: 3% tương ứng số tiền:   đồng
Đợt 15 Sau khi thi công xong điện nước âm tường lầu 2 + mái , Bên A tạm ứng cho bên B là: 3% tương ứng số tiền:   đồng
Đợt 16 Sau khi thi công xong điện nước âm tường trệt + lầu 1, Bên A tạm ứng cho bên B là: 3% tương ứng số tiền:   đồng
Đợt 17 Sau khi xả, lăn sơn được 50%, Bên A tạm ứng cho bên B là: 3% tương ứng số tiền:   đồng
Đợt 18 Sau khi sơn nước hoàn thiện, Quyết toán và bàn giao công trình, bên A thanh toán cho bên B là: Phần còn lại   đồng
 Bên A giữ lại tiền bảo hành công trình trong 12 tháng là :   đồng
 Thực tế sau khi đã trừ các khoản đã ứng, đợt 18 bên B nhận là:   đồng

 

 

LỊCH THANH TOÁN PHẦN HOÀN THIỆN

Đợt 1 Sau khi đổ bê tông sàn lầu 1 xong. Bắt đầu làm phần đá granite, cửa cổng, mái nhà xe…, Bên A tạm ứng cho bên B là:   50.000.000 đồng
Đợt 2 Sau khi chống thấm, đóng thạch cao đạt 90%, Bên A tạm ứng cho bên B là: 14% tương ứng số tiền:   đồng
Đợt 3 Bắt đầu gia công toàn bộ phần gỗ, cửa euro window, Bên A tạm ứng cho bên B là: 12% tương ứng số tiền:   đồng
Đợt 4 Sau khi ốp lát gạch lầu 1 + lầu 2 đạt 90%, Bên A tạm ứng cho bên B là: 12% tương ứng số tiền:   đồng
Đợt 5 Sau khi ốp đá granite, sơn giả đá xong, Bên A tạm ứng cho bên B là: 12% tương ứng số tiền:   đồng
Đợt 6 Sau khi ốp gỗ chân tường tầng trệt + dán giấy dán tường xong, Bên A tạm ứng cho bên B là: 12% tương ứng số tiền:   đồng
Đợt 7 Sau khi lắp đặt toàn bộ phần gỗ, cửa euro window, Bên A tạm ứng cho bên B là: 10% tương ứng số tiền:   đồng
Đợt 8 Sau khi lắp đặt cổng, hàng rào, nhà xe ô tô xong, Bên A tạm ứng cho bên B là: 10% tương ứng số tiền:   đồng
Đợt 9 Sau khi lắp đặt thiết bị điện, nước xong, Bên A tạm ứng cho bên B là: 10% tương ứng số tiền:   đồng
Đợt 10 Sau khi hoàn thiện, Quyết toán và bàn giao công trình, bên A thanh toán cho bên B là: Phần còn lại   đồng

ĐIỀU 5: THỜI GIAN THI CÔNG

Thời gian thi công : ….. tháng, kể từ ngày khởi công, không kể những ngày mưa bão, ngày lễ và chủ nhật.

ĐIỀU 6: BẢO HÀNH CÔNG TRÌNH

Nhà thầu sẽ bảo hành công trình phần khung xương nhà là 5 năm kể từ ngày nghiệm thu bàn giao công trình. Các hạng mục thi công nhân công trong 12 (mười hai) tháng kể từ ngày bàn giao công trình. Khi có những yêu cầu bảo hành hay sửa chữa từ Chủ đầu tư, nhà thầu phải lập tức thực hiện tốt những yêu cầu đó. Trong trường hợp những yêu cầu đó phát sinh không phải do lỗi của nhà thầu, Chủ đầu tư phải thanh toán các chi phí liên quan cho nhà thầu. Trong trường hợp nhà thầu từ chối thực hiện những yêu cầu này, hoặc nhà thầu không thực hiện sau bảy (07) ngày nhận được thông báo, Chủ đầu tư có quyền thực hiện các công việc đó và nhà thầu sẽ phải thanh toán toàn bộ chi phí của việc sữa chữa.

ĐIỀU 7: TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC BÊN TRÁCH NHIỆM CỦA BÊN A

  • Bàn giao công trình trước ngày khởi công.
  • Bàn giao mặt bằng theo đúng tiến độ thi công.
  • Cung cấp điện, nước phục vụ thi công (không tính phí).
  • Thanh toán đúng lịch thanh toán như đã nêu trên. Trong trường hợp bên A chậm thanh toán các đợt tiếp theo như điều khoản thanh toán trong hợp đồng (như điều 4), bên B có quyền dừng thi công công trình cho đến khi nhận được các khoản thanh toán đó. Thời gian ngừng thi công sẽ được cộng thêm vào tiến độ thi công.

TRÁCH NHIỆM CỦA BÊN B

  • Thi công công trình đúng các yêu cầu của Chủ đầu tư, đúng với thiết kế, phù hợp với giấy phép xây dựng và các quy trình, quy phạm hiện hành và bàn giao công trình đúng thời hạn.
  • Đảm bảo an ninh tại công trình cũng như tại khu vực thi công.
  • Thực hiện hợp đồng pháp nhân trong lao động và quá trình xây lắp, lo các giấy tờ liên quan đến việc thi công công trình để Chủ đầu tư thực hiện thủ tục hoàn công và hợp thức hóa nhà sau này.
  • Đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh môi trường, phòng chống cháy nổ, không gây ảnh hưởng đến công trình và các nhà xung quanh. Nhà thầu phải có trách nhiệm mua bảo hiểm cho người lao động, nếu xảy ra sự cố về người thì bên B phải hoàn toàn chịu trách nhiệm. Trong trường hợp gây hư hỏng, sự cố nhà bên cạnh thì bên B chịu trách nhiệm sửa chữa kịp thời và khắc phục hậu quả hư hỏng kịp thời mà không tính chi phí.
  • Giao giấy tờ để bên A đăng ký tạm trú với địa phương đối với lao động tạm trú tại công trình.
  • Giấy phép đổ vật tư ra đường, vỉa hè, quan hệ với nhà liền kề và tất cả các thủ tục khác để công việc thi công được thuận lợi.
  • Xuất trình giấy phép hành nghề và làm việc với cơ quan thẩm quyền khi có sự kiểm tra.
  • Công khai biển báo công trình: Biển báo thông tin công trình, biển báo an toàn lao động.
  • Bên B bố trí 01 giám sát kỹ thuật thường xuyên có mặt tại công trường, có nhiệm vụ làm việc với Chủ nhà về các vấn đề liên quan đến kỹ thuật, giám sát, phát hiện kịp thời những sai sót về kỹ thuật, cung ứng vật tư, an toàn lao động tại công trình. Giám sát hoạt động của đội trưởng thi công.

ĐIỀU 8: ĐIỀU KHOẢN CHUNG:

  • Hai bên cam kết thực hiện đầy đủ các điều khoản ghi trong hợp đồng này, không bên nào được quyền đơn phương hủy bỏ hợp đồng gây thiệt hại cho bên kia mà không có lý do chính đáng. Nếu bên A hoặc bên B đơn phương hủy bỏ hợp đồng thì Bên đó sẽ bị mất tiền cọc và bồi thường thiệt hại gây ra cho Bên còn lại.
  • Nếu bên A có sự thay đổi về phương án hoặc chủ trương đầu tư thì bên A có trách nhiệm thanh toán cho bên B theo khối lượng công việc đã thực hiện.
  • Trường hợp có sửa đổi, bổ sung, hai bên phải lập phụ lục đính kèm, và phụ lục sẽ là một bộ phận không tách khỏi hợp đồng này.
  • Hợp đồng này gồm 11 trang, được lập thành 02 bộ có giá trị pháp lý như nhau, bên A giữ 01 bộ, bên B giữ 01 bộ. Hợp đồng này có hiệu lực kể từ ngày ký.

     ĐẠI DIỆN CHỦ ĐẦU TƯ       

                                                                         ĐẠI DIỆN THI CÔNG    

        Đã đọc và đồng ý                                         

   Giám Đốc   Biện pháp thi công xây dựng Biệt thự và tiến độ

  1. Công tác chuẩn bị.
  2. Công tác chuẩn bị thi công và tổ chức mặt bằng.

– Chủ đầu tư tiến hành bàn giao mặt bằng để chuẩn bị cho công tác khởi công và thi công công trình. – Sau khi nhận bàn giao, Nhà thầu sẽ tiến hành kiểm tra khảo sát thăm dò các vị trí hệ thống cấp thoát nước, nguồn điện hiện tại để có kế hoạch bảo vệ và khai thác. – Kiểm tra kích thước tim cốt thực tế, đối chiếu với bản vẽ trong hồ sơ thiết kế, nếu có sự khác biệt sẽ báo cáo Chủ đầu tư biết để xử lý. – Đồng thời liên hệ với Chủ đầu tư  và các nhà xung quanh để xin phép tổ chức giao thông cho xe máy, thiết bị… hay phối hợp công tác giữ gìn trật tự công cộng trong khu vực công trường v.v.. Nhà thầu có trách nhiệm sửa chữa những hư hỏng và bàn giao lại cho cơ quan Chủ quản sau khi kết thúc xây dựng. – Sau khi tiếp nhận mặt bằng Nhà thầu tiến hành thi công hoàn thiện hàng rào tạm bằng tôn (nếu có), đảm bảo ngăn cách công trình với các khu vực xung quanh. Các góc hàng rào có lắp các cột tạm treo dây điện và đèn chiếu sáng ban đêm để đảm bảo an toàn và phục vụ thi công ban đêm khi cần thiết. Trên hàng rào có treo các biển báo bảng hiệu khu vực thi công ở những nơi dễ quan sát.   – Các biển báo bảng hiệu công trường, khẩu hiệu an toàn, nội quy ra vào công trường… sẽ được lắp dựng ở những vị trí thích hợp.

  1. Tổ chức nhân sự.

Nhà thầu sẽ lựa chọn kỹ sư, cán bộ kỹ thuật có chuyên môn và kinh nghiệm để thi công công trình. Tổ chức công nhân thành các đội thi công, tiến hành thi công xen kẽ các hạng mục, số lượng công nhân đến công trường sẽ được điều động theo khối lượng công việc.

Nhà thầu sẽ báo cáo danh sách các cán bộ, công nhân thi công công trình.

  1. Hệ thống kho bãi.

Hệ thống kho bãi tạm được bố trí cạnh công trình. Các vật tư, thiết bị sẽ được chuyển về theo từng giai đoạn đúng tiến độ thi công (có tính đến hệ số dự phòng), đáp ứng được yêu cầu tiến độ thi công. Tại hiện trường chúng tôi bố trí kho thiết bị, kho đựng dụng cụ thi công, kho xi măng, sắt thép, cốp pha, máy trộn bê tông, và một số bãi chứa vật liệu khác. Lán trại, kho được xây dựng trên cơ sở tính toán lượng vật tư thiết bị đủ đáp ứng yêu cầu thi công, đảm bảo các điều kiện về chất lượng vật liệu cũng như các yêu cầu trong công tác phòng chống cháy nổ và vệ sinh môi trường chung của khu vực thi công. Việc thi công các công trình lán trại, kho được Nhà thầu tiến hành ngay sau khi hoàn tất công tác bàn giao mặt bằng.

  1. Bãi tập kết xe máy.

Các thiết bị máy móc chủ yếu được chuyển đến công trường phù hợp với từng giai đoạn thi công để đảm bảo không ảnh hưởng đến khu vực lân cận và không mất nhiều mặt bằng thi công. Nhà thầu bố trí bãi tập kết gần kho để tiện quản lý và điều động.

  1. Nguồn cấp nước thi công.

Nguồn nước giếng khoan hoặc nước máy luôn đảm bảo thi công và đạt tiêu chuẩn nguồn nước sạch.

  1. Hệ thống thoát nước công trình.

– Nước hút lên từ hố móng. Nhà thầu sẽ dùng máy bơm nước có bộ lọc rác và cặn bã để hút cho vào đường ống thoát nước chung. – Nước thải sinh hoạt. Nhà thầu sẽ lắp đặt 1 hệ thống thoát nước tạm, thu nước từ khu vực lán trại và các điểm có sử dụng nước sinh hoạt dẫn về hố ga sau đó dẫn vào hệ thống thoát nước chung.

  1. Nguồn điện thi công.

* Nhà thầu sẽ thông qua Chủ đầu tư để làm các thủ tục để sử dụng nguồn điện phục vụ thi công. * Hệ thống dây dẫn điện thi công qua đường hoặc nơi có xe cơ giới đi qua, Nhà thầu sẽ dựng cột điện, đảm bảo chiều cao đi dây >=4,5 m. Trong quá trình thi công, để đảm bảo cho công việc của các nhà bên cạnh không bị ảnh hưởng, các công tác có tiếng ồn quá lớn hoặc gây rung động, Nhà thầu thông báo cho Ban quản lý hoặc chủ nhà xung quanh trước 48h. Tất cả các công việc này sẽ được Nhà thầu tiến hành làm ngoài giờ hoặc tránh những giờ cao điểm.

  1. Phòng chống cháy nổ trong thi công.

Nhà thầu cũng sẽ sử dụng các bình bọt để phòng chống, các bình bọt được để ở các vị trí dễ nhìn, dễ lấy và không làm ảnh hướng tới việc thi công. Ngoài ra nhà thầu sẽ liên hệ với cơ quan chức năng về phòng chống cháy nổ của thành phố để phối hợp khi xảy ra sự cố.

  1. Kết luận.

Việc bố trí mặt bằng thi công sẽ đảm bảo phát huy được các điều kiện tích cực trong quá trình thi công sau này. Đảm bảo vệ sinh môi trường, đảm bảo điều kiện cung cấp nguồn điện, nguồn nước, đường giao thông chung của khu vực, đảm bảo tốt về  mặt  kỹ thuật hợp lý về mặt kinh tế và không có sự cản trở, chồng chéo giữa các công việc trong toàn bộ dây chuyền thi công. Nhà thầu sẽ đảm bảo việc tuân thủ các quy định của nhà nước về Tiêu chuẩn, quy phạm có liên quan tới xây dựng công trình, bảo vệ môi sinh, an ninh trật tự và an toàn lao động.

  1. Bố trí nhân lực và kế hoạch công việc thi công công trình.

– Chúng tôi đã lựa chọn và chuẩn bị những cán bộ, kỹ sư giỏi đầy kinh nghiệm, những công nhân có tay nghề cao, có ý thức trách nhiệm kỷ luật tốt đã từng tham gia thi công trên các công trình chất lượng cao, để thi công xây lắp đặt công trình. – Việc tổ chức nhân lực thi công phải đảm bảo khoa học, hợp lý. –  Lực lượng chính được tổ chức làm các tổ đội thi công, để đảm nhiệm tất cả các công việc từ đơn giản đến hoàn thiện phức tạp nhất. Số lượng sẽ huy động theo từng giai đoạn yêu cầu của tiến độ công việc.

 

 

 

 

  1. Thuyết minh sơ đồ tổ chức hiện trường:

2.1.  Giám đốc điều hành.

Là người được giám đốc công ty bổ nhiệm có quyền thay mặt để tổ chức thi công công trình theo đúng các tiêu chí đã đặt ra. Phải đảm bảo các yêu cầu như:

– Đảm bảo tiến độ, chất lượng công trình theo hợp đồng đã ký giữa công ty với Chủ đầu tư.

– Giải quyết các yêu cầu hợp lí của chủ đầu tư.

– Phải biết sử dụng hợp lí các bộ phận tham mưu, các cán bộ giúp việc. Phát huy tối đa khả năng chuyên môn và nhiệt tình, tận tâm trong thi công của toàn bộ cán bộ công nhân viên.

– Tổ chức công trường một cách khoa học từ việc ra vào công trường, trang phục, biện pháp thi công, tiến độ thi công chi tiết cho từng hạng mục.

– Quan hệ trực tiếp và xây dựng một quan hệ tốt với chính quyền địa phương nơi công trường thi công. đảm bảo an ninh trật tự cho công trường. không mất mát vật tư, những trục trặc khác như ắch tắc giao thông, mất điện. Tuyệt đối không để gây ra tai nạn trong quá trình thi công.

– Quyết định những giải pháp do thực tế thi công phát sinh trong công tác tổ chức điều hành.

– Điều chỉnh các nội dung công việc (trước – sau), trong hạng mục công trình và thời gian thi công các hạng mục công trình (sớm – muộn) cho phù hợp với thực tiễn nhưng trên cơ sở vẫn phải đảm bảo tiến độ chung đã đề ra.

– Phối hợp một cách tốt nhất các lực lượng thi công (cơ giới-thủ công) để tránh công việc bị chồng chéo, ắch tắc.

– Mọi vấn đề công việc Giám đốc điều hành thường xuyên phải báo cáo lên công ty để có các quyết định hợp lí và đúng đắn nhất.

– Các ý kiến Giám đốc điều hành đưa ra phải được thông báo và bàn bạc kỹ lưỡng với các bộ phận nghiệp vụ trước khi tiến hành thực hiện.

– Phòng kỹ thuật của Công ty thường xuyên theo dõi, có mặt tại hiện trường để theo dõi quản lí kỹ thuật chất lượng theo đúng qui định hiện hành của Nhà Nước.

– Phối hợp chặt chẽ với cán bộ kỹ thuật giám sát bên A để thực hiện chỉ đạo theo dõi thi công công trình đạt chất lượng theo đúng yêu cầu đề ra.

2.2.  Chỉ huy trưởng công trình .

– Chịu trách nhiệm trước Giám đốc điều hành về kỹ thuật, tổ chức thi công, tuân thủ các tiêu chuẩn quy phạm kỹ thuật trong xây dựng.

– Được thay mặt Giám đốc điều hành các công việc trên công trường khi Giám đốc điều hành uỷ quyền.

– Chịu trách nhiệm trước Giám đốc điều hành việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng. – Chỉ đạo các cán bộ kỹ thuật: thi công theo đúng thiết kế được duyệt, đảm bảo chất lượng, tiến độ và hiệu quả kinh tế; Tham gia làm hồ sơ thanh quyết toán với Chủ đầu tư. – Quản lý chỉ đạo hoạt động của các Đội, Tổ sản xuất tại Dự án.

– Chỉ huy trưởng cùng các thành viên tập trung nghiên cứu tỷ mỉ các bản vẽ thiết kế kỹ thuật, vừa đề xuất vừa thiết kế chi tiết biện pháp thi công để phát hiện những thiếu sót của thiết kế kỹ thuật và do yếu tố khách quan trong quá trình thi công gây nên. Từ tổng tiến độ được phê duyệt lập biện pháp, tiến độ thi công từng ngày, từng tuần cụ thể bao gồm cả công tác chuẩn bị vật tư, nhân lực, máy thiết bị..những sản phẩm cần gia công trước và những yêu cầu về bậc thợ, dụng cụ cầm tay, thiết bị kiểm tra.v.v. mục đích đảm bảo tiến độ vạch ra, đảm bảo chất lượng các khối lượng công việc thực hiện theo đúng thiết kế, trách tối đa việc làm hỏng phải làm lại. Chỉ huy trưởng là cán bộ có thâm niên công tác có tinh thần trách nhiệm đối với công việc, với quan hệ con người.

2.3.  Các bộ phận phụ trách kỹ thuật chuyên môn.

– Bao gồm các bộ phận: bộ phận kỹ thuật, bộ phận quản lý tiến độ, bộ phận quản lý chất lượng, bộ phận máy móc thiết bị.

– Các bộ phận bao gồm các kỹ sư thường xuyên có mặt trong thời gian có công nhân làm việc. Được giao nhiệm vụ hướng dẫn và giám sát công nhân làm theo các yêu cầu đã được duyệt của Chỉ huy trưởng.

– Các cán bộ kỹ thuật sẽ được báo cáo cụ thể từng nội dung công việc trên thực tế hiện trường để Chỉ huy trưởng kịp thời điều chỉnh những vấn đề lớn. Chỉ huy trưởng xin ý kiến giám đốc điều hành quyết định nếu ảnh hưởng tới tiến độ thi công công trình. – Trong bộ phận kỹ thuật có bộ phận trắc địa. bộ phận này có trách nhiệm kiểm tra xác định chính xác các cốt xây dựng, cốt công trình, kích thước hình học. Tất cả các mốc giới này được bảo vệ trong suốt quá trình thi công.

– Bộ phận kỹ thuật có trách nhiệm lấy mẫu vật liệu kiểm tra trong giai đoạn trước khi đưa vào công trình sử dụng cũng như trong quá trình thi công và sử dụng vật liệu. Số liệu kiểm tra sẽ được Nhà thầu thông báo cho Đại diện của Chủ đầu tư tại hiện trường. – Việc thí nghiệm vật liệu chịu sự điều hành trực tiếp của Giám đốc điều hành và tiến hành kiểm tra, đưa đến trung tâm thí nghiệm chuyên nghành bất kỳ lúc nào về chất lượng các công việc mà các đội đang thi công trên công trường.

2.4.  Bộ phận kế toán – vật tư. Có trách nhiệm lập kế hoạch thi công chi tiết cho từng giai đoạn hạng mục thi công. Tính toán xác định khối lượng vật tư chính sử dụng cho thi công theo giai đoạn, trên cơ sở đó báo cáo Giám đốc điều hành nhu cầu vật tư cần sử dụng để lên kế hoạch mua và cung ứng. Hàng tuần lập kế hoạch thi công chi tiết cho tuần tiếp theo và xác định những hạng mục thi công chậm của tuần trước và biện pháp khắc phục. Tiến độ thi công chi tiết của từng tuần sẽ được Nhà thầu cùng bàn bạc với giám sát của Chủ đầu tư để phối hợp trong quá trình thi công.

2.5. Bộ phận An toàn lao động, hành chính và bảo vệ. – Dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc dự án chịu trách nhiệm đôn đốc kiểm tra an toàn trên công trình. Tổ chức học an toàn cho cán bộ công nhân làm việc tại công trình theo lịch trình. Ví dụ như trước khi bước vào thi công một công việc mới hay một giai đoạn mới. Đồng thời tổ chức lực lượng bảo vệ và hướng dẫn giao thông đi lại trên công trường để tránh ùn tắc giao thông. Lập và theo dõi danh sách công nhân thi công trên công trường, chuẩn bị và bố trí nơi nghỉ tạm cho công nhân trên công truờng trong quá trình nghỉ giữa ca. – Chuẩn bị về hành chính cho các buổi họp giao ban tại công trường.

III. Thiết bị phục vụ thi công.

  1. Phân tích lựa chọn thiết bị.

Qua khảo sát mặt bằng xây dựng, nghiên cứu kỹ hồ sơ thiết kế và tiến độ thi công… Nhà thầu chúng tôi tính toán để có kế hoạch cung cấp thiết bị xe máy thi công đầy đủ, phù hợp với từng giai đoạn thi công. Nhà thầu chúng tôi sẽ bố trí đầy đủ về số lượng và chất lượng máy, máy được cất trong kho tuỳ từng công việc sẽ được sử dụng nhằm đảm bảo tốt nhất cho các công việc và tiến độ thi công đã đề ra.

  1. Lựa chọn, huy động thiết bị.

Để đảm bảo huy động và sử dụng hiệu quả, kịp thời phục vụ hoàn thành công trình đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng Nhà thầu chúng tôi căn cứ vào những tính toán trên, và dự phòng các yếu tố ảnh hưởng: thời tiết, tắc nghẽn giao thông, máy móc trục trặc…. Đồng thời, bố trí phân ca, phân kíp, giai đoạn thi công, lực lượng lái xe, lái máy …hợp lý nhất,  để huy động, sử dụng thiết bị hiệu quả cao. Trên những nguyên tắc đó Công ty chúng tôi lựa chọn huy động những Thiết bị máy móc phục vụ cho mỗi công trình theo danh mục dưới đây:

TT Loại thiết bị và đặc điểm thiết bị Số lượng tối thiểu cần có
1 Máy đào 1,0 m3 01 cái
2 Máy trộn bê tông 250 lít 03 cái
3 Dàn giáo 05 bộ (01 bộ=84 chân)
4 Đầm bàn 1 kw 02 cái
5 Đầm bàn 1,5 kw 02 cái
6 Máy cắt uốn, cắt sắt 5kw 01 cái
7 Máy hàn 23kw 02 cái
8 Máy ủi 110CV (nếu có) 01 cái
9 Lu rung bánh thép 12 tấn (nếu có) 01 cái
10 Lu bánh lốp 12 tấn (nếu có) 01 cái
11 Máy kinh vỹ 01 cái
12 Máy thủy bình 01 cái
13 Máy hàn điện 23kw 02 cái
14 Cầu trục ô tô – sức nâng 6,0 T (nếu có) 01 cái

 

  1. Biện pháp thi công chi tiết.
  2. Đào đất hố móng.

–  Nhà thầu chúng tôi tiến hành đào đất hố móng bằng máy xúc gầu nghịch 1,0 m3 kết hợp thủ công và sửa hố móng bằng thủ công. Nhà thầu sẽ tiến hành thi công sau khi công tác định vị, trắc đạc, ép cọc (nếu có) công trình được hoàn tất.

– Sau khi đào xong bộ phận trắc đạc tiến hành kiểm tra lại tim, cốt, kích thước hình học hố móng…

– Khi đào móng, Nhà thầu sẽ bố trí cán bộ và giám sát kỹ thuật trực, đề phòng sự cố xảy ra. Nếu có sự cố gì, nhà thầu sẽ thông báo cho Chủ đầu tư ngay và sau 2 giờ sẽ có báo cáo bằng văn bản chính thức. Khi thi công nếu gặp đất yếu hơn so với lớp đất thiết kế, Nhà thầu cũng sẽ thông báo ngay cho Chủ đầu tư để kịp thời cùng thống nhất biện pháp xử lý.

– Khi đào, hố móng được đảm bảo không sụt lở, trong trường hợp vách hố móng có hiện tượng đất rời, yếu Nhà thầu sẽ tiến hành chống vách hố móng để tránh sụt lở.

– Trong quá trình đào hố móng bị ngập nước. Chúng tôi bố trí các hố ga thu nước tại các vị trí đáy hố móng  sau đó dùng máy bơm hút nước đảm bảo cho hố móng luôn được khô ráo, tránh hiện tượng hóa bùn đáy móng.

– Sau khi hoàn thành, hố móng phải được nghiệm thu khi đạt yêu cầu kỹ thuật mới chuyển sang công đoạn tiếp theo.

– Sau khi đào móng đến độ sâu theo thiết kế, tiến hành đập đầu cọc (nếu có) đến vị trí theo thiết kế và để thép chờ theo TCXD dùng để neo vào đài móng.

  1. Công tác bê tông lót :

– Bê tông lót được tiến hành sau khi hoàn thành công tác đào đất, ở đây sử dụng bê tông lót móng lăm le đá 4×6 mác 100. – Bê tông lót được đổ xuống, cán đều và đầm bằng đầm bàn. – Toàn bộ bề mặt lớp bê tông lót đuợc kiểm tra bằng máy thủy bình. Sau đó tiến hành nghiệm thu để chuyển bước thi công.

  1. Công tác cốt thép móng.

Công tác này được tiến hành sau khi thi công xong phần bê tông lót dầm giằng, và móng đài cọc (nếu có). Để đảm bảo việc lắp đặt cốt thép được chính xác, trước khi lắp đặt thép móng, Nhà thầu sẽ dùng máy trắc đạc vạch tim các trục trên mặt bê tông lót móng. * Trình tự lắp đặt thép móng như sau:

– Cốt thép  móng được nhà thầu tiến hành gia công cùng với thời gian thi công công tác đào đất móng. Cốt thép sau khi gia công được Nhà thầu phân loại và đánh số theo trình tự lắp và được bố trí xếp đặt. Việc lắp đặt cốt thép được tiến hành trên cơ sở các hệ trục móng được nhà thầu kiểm tra lại ngay sau khi hoàn thành công tác đào đất và hoàn thành công tác đổ bê tông lót móng.

– Lắp đặt thép đế móng: Dựa vào tim trục đã vạch sẵn trên mặt lớp lót móng. Lắp đặt thép dầm móng. – Kê cốt thép bằng con kê bê tông đúc sẵn. Số lượng viên kê đảm bảo đủ để lưới thép ổn định, không bị vỡ trong quá trình thi công.

*  Lắp dựng thép chờ của chân cột và chân tường.

– Nhà thầu sẽ dùng máy trắc đạc xác định và vạch tim, trục cột trên mặt bê tông lót móng và giằng.

– Thép chờ của chân cột được đặt đúng vị trí và buộc chắc vào thép đế móng, dùng dây dọi kiểm tra độ thẳng đứng của thép và cố định thép bằng các thanh chống xiên đảm bảo trong quá trình thi công cốp pha, đổ bê tông không làm sai lệch vị trí cốt thép chân cột, chân tường.

* Các yêu cầu kỹ thuật:

– Toàn bộ hệ thống cốt thép móng được gia công theo TCVN 1651 – 1985.

– Thép trước khi dùng  được kéo thử ở Phòng thí nghiệm có dấu LAS để xác định cường độ thực tế. Thép phải đủ yêu cầu kỹ thuật, được cán bộ giám sát đồng ý mới đưa vào sử dụng.

– Cốt thép được cắt, uốn, gia công bằng máy. Tuyệt đối không được gia công bằng nhiệt. – Cốt thép được liên kết với nhau bằng thép mềm 1ly hoặc liên kết hàn.

– Cốt thép được làm vệ sinh sạch sẽ trước khi dùng, không gỉ, không dính dầu đất. Cốt thép bị giảm diện tích mặt cắt do cạo gỉ, bị bẹp giới hạn không quá 2% đường kính, trị số sai lệch không vượt quá qui định của tiêu chuẩn TCVN 4453 – 1995…

– Cố định cốt thép: Cốt thép được đặt trong ván khuôn theo đúng vị trí thiết kế. Tại các vị trí giao nhau, buộc dây thép mềm 1mm, đuôi buộc xoắn vào trong đai.

– Nối thép: Được thi công theo đúng chỉ dẫn thiết kế, kể cả vị trí nối và chiều dài.

– Trước khi đặt cốt thép vào vị trí,  Kỹ sư kiểm tra lại ván khuôn cho phù hợp với thiết kế, giữa cốt thép và ván khuôn đặt các miếng đệm bằng bê tông có chiều dày bằng lớp bê tông bảo vệ cốt thép như thiết kế, không kê đệm bằng gỗ, gạch đá.

– Kỹ sư hướng dẫn công nhân lắp đặt cốt thép có thứ tự hợp lý để các bộ phận lắp trước không ảnh hưởng tới các bộ phận lắp sau.

– Hình dạng của cốt thép đã lắp dựng theo thiết kế được giữ nguyên trong suốt thời gian đổ bê tông, không biến dạng, xê dịch. – Cốt thép sau khi được gia công, lắp đặt xong được tiến hành nghiệm thu, khi đạt yêu cầu mới tiến hành đổ bê tông.

  1. Công tác ván khuôn móng.

– Công tác ván khuôn được thực hiện theo TCVN 4453- 1995.

– Công tác thi công móng được tiến hành theo trình tự như sau:

+ Xác định các tim trục móng lên các cọc chuẩn và kết hợp bật mực lên trên mặt bê tông lót móng.

+ Xác định kích thước móng trên thực tế dựa trên hệ tim trục đã xác định. Tiến hành bật mực xác định vị trí cốp pha, các đường mực bật này Nhà thầu sẽ tiến hành bật gửi một đường với khoảng cách tối thiểu là 150 mm nhằm kiểm tra vị trí cốp pha sau khi lắp đặt. + Lắp dựng cốp pha, kiểm tra vị trí, cố định các tăng chống.

–  Ở đây chúng tôi dùng ván khuôn gia công bằng côppha thép định hình và phụ bù bằng ván khuôn gỗ. Ván khuôn được chuyển đến công trường, được lắp đặt  đảm bảo các yêu cầu  sau :

+ Đúng hình dạng và kích thước thiết kế.

+ Bề mặt được quét dầu chống dính SIKA ( Đây là loại dầu chống dính có lý tính và hoá tính phù hợp với công tác hoàn thiện và không có tác động xấu đến cốt thép và bê tông).

+ Khi tháo lắp không bị hư hại cho bê tông.

+ Đảm bảo độ kín khít cho bê tông không bị mất nước.

+  Đảm bảo độ cứng và độ ổn định, dễ tháo lắp, không gây khó khăn cho việc lắp đặt cốt thép và đầm bê tông.

+  Hệ thống đà giáo chống đỡ được gia công, lắp dựng đảm bảo vững chắc, chịu được mọi tải trọng phát sinh trong quá trình thi công. Trụ chống của đà giáo phải đặt vững chắc trên nền cứng, không bị trượt và bị biến dạng.

– Sau khi lắp dựng xong chúng tôi kiểm tra các yếu tố sau :

+ Độ chính xác của ván khuôn so với thiết kế .

+ Độ chính xác của bộ phận thiết kế.

+ Độ chính xác của bộ phận đặt ván.

+ Độ bền vững của nền, đà giáo chống đỡ ván khuôn.

+ Độ cứng và khả năng chống biến dạng của toàn hệ thống.

+ Độ kín khít giữa các tấm ván khuôn.

– Sau cùng tiến hành  dọn vệ sinh, tưới nước làm sạch, nghiệm thu, chuyển giai đoạn thi công .

  1. Công tác bê tông móng.

  – Trước khi đổ bê tông các cấu kiện, công tác nghiệm thu ván khuôn, cốt thép sẽ được nhà thầu cùng cán bộ giám sát của chủ đầu tư thực hiện đầy đủ nghiêm túc. – Căn cứ định mức cấp phối vật liệu hiện hành của bộ xây dựng, Nhà thầu sẽ thiết kế cấp phối bê tông đúng mác thiết kế, sau đó tiến hành đúc mẫu, ép thử và trình Chủ đầu tư duyệt. – Bê tông trộn tại công trình đảm bảo chất lượng, đạt tiêu chuẩn mác bê tông theo thiết kế đã quy định.

– Nhà thầu sẽ đảm bảo các cốt liệu bê tông được đong đếm cân đo và trộn theo đúng các yêu cầu kỹ thuật, chỉ tiêu cấp phối theo quy phạm của nhà nước và do đại diện của Chủ đầu tư duyệt tại hiện trường.

– Cấp phối và cường độ do Nhà thầu tính toán và xác định cấp phối và trình Chủ đầu tư phê duyệt trước khi tiến hành trộn bê tông. Nhà thầu đảm bảo xuất trình chứng chỉ của nhà máy sản xuất cho mỗi lô xi măng, chứng chỉ này được chấp nhận như là kết quả của thí nghiệm đợt 1.

Tổ chức giám sát công trình có thể yêu cầu nhà thầu tiến hành thử nghiệm bất kỳ chỉ tiêu nào của xi măng tỏ ra đáng ngờ có khả năng ảnh hưởng đến chất lượng của công trình. Mặc dù các thí nghiệm đã được tiến hành, tổ chức giám sát công trình vẫn có quyền yêu cầu không được sử dụng những bao xi măng bị hư hỏng và chuyển các bao này ra khỏi công trường, nhà thầu sẽ có biện pháp bảo quản xi măng, biện pháp chống ẩm và thông gió dưới sàn.

Cốt liệu phục vụ công tác bê tông ngoài việc đảm bảo các tiêu chuẩn đã nêu trên phải có đầy đủ các chứng chỉ thí nghiệm các tính chất trước khi đưa vào sử dụng, và đảm bảo không có phản ứng kiềm. Mẫu cốt liệu cho công tác bê tông cốt thép được thực hiện theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1771 – 86. Sau khi thiết kế xong thành phần cấp phối bê tông nhà thầu tiến hành lấy mẫu thí nghiệm trực tiếp tại hiện trường để kiểm tính.

Mẫu cốt liệu đúng tiêu chuẩn do nhà thầu đệ trình sau khi được phê chuẩn sẽ lưu tại công trường làm chuẩn so sánh với các đợt cung cấp về sau trong quá trình thi công, các cốt liệu nào không được nghiệm thu sẽ được chuyển khỏi công trường. Nguồn nước phục vụ cho công tác bê tông đảm bảo sạch và không chứa các tạp chất có hại được kiểm tra chất lượng nước tại cơ quan có thẩm quyền trong trường hợp sử dụng nước tại giếng khoan ở công trình. Nhà thầu sẽ đệ trình với giám sát kỹ thuật công trình bản thiết kế hỗn hợp bê tông được sử dụng trong công trình xem xét trước khi sử dụng.

Bảng thiết kế này bao gồm các chi tiết sau :

Loại và nguồn xi măng Loại và nguồn cốt liệu Biểu đồ thành phần hạt của cát và đá dăm Tỷ lệ nước – xi măng theo trọng lượng Độ sụt quy định cho hỗn hợp bê tông khi thi công. Thành phần vật liệu cho 1m3 bê tông. Ba mẻ trộn thử quy mô sản xuất sẽ được làm với mẫu vật liệu bê tông mà nhà thầu để nghị lấy mẫu và thí nghiệm theo TCVN 3105 – 93. Nhà thầu sẽ thông qua chấp thuận của giám sát kỹ thuật về bảng thiết kế hỗn hợp bê tông trước khi thi công. Cốt liệu thô và cốt liệu mịn được định lượng riêng biệt bằng thiết bị cân. Xi măng trộn theo bao có trọng lượng đóng gói sẵn của nhà sản xuất, phải định kỳ kiểm tra trọng lượng tịnh của xi măng trong bao. Tỷ lệ nước tối ưu sẽ được xác định theo các nguyên tắc trên. Do độ ẩm của cốt liệu thường xuyên thay đổi lượng nước sẽ được điều chỉnh có tính đến độ ẩm này cũng như tính đến độ hút nước của cốt liệu.

Quá trình trộn bê tông được thực hiện bằng máy trộn bê tông và đảm bảo tuân theo đúng “Quy phạm thi công và nghiệm thu bê tông cốt thép”. Trong các trường hợp bất khả kháng phải tiến hành trộn bê tông tại chỗ bằng thủ công thì nhà thầu sẽ tăng khối lượng xi măng lên 10%. Bê tông trộn tại công trình được vận chuyển từ nơi trộn đến các vị trí đổ được tiến hành thi công ngay trong khoảng thời gian ngắn nhất nhằm ngăn ngừa hiện tượng phân tầng.

Thời gian vận chuyển theo quy định trong quy phạm kỹ thuật. Các cấu kiện sẽ được làm sạch, bơm nước trước và sau khi tiến hành công tác bê tông. – Công tác bê tông được tiến hành bằng phương pháp trộn tại chỗ bằng máy, đổ bê tông bằng thủ công, vận chuyển theo phương ngang bằng xe cải tiến đến từng vị trí đài móng. – Phương pháp đầm bê tông móng : Bê tông móng được trộn với độ sụt 12 ± 2, cốt thép móng có khoảng cách lớn do đó Nhà thầu sẽ sử dụng đầm dùi đường kính chày D70 và D50, đầm dùi này có bán kính đúng bằng 1/3 chiều dài làm việc của chày. Khi đổ bê tông lớp sau đè lên lớp trước, chày đầm sẽ được cắm sâu xuống lớp trước một đoạn >=5cm

  1. Công tác bảo dưỡng bê tông.

Công tác bảo dưỡng bê tông là một phần quan trọng trong công tác bê tông, nếu được bảo dưỡng tốt, bê tông sẽ đạt được cường độ và không có các vết nứt bề mặt cấu kiện. Bảo dưỡng bê tông ngăn chặn không cho nước ngoài thâm nhập vào vữa mới đổ, không làm mất nước bề mặt, không cho lực tác dụng khi chưa chịu được lực, không gây rung động làm long cốt thép. Do đó để đảm bảo chất lượng của bê tông nhà thầu sẽ tổ chức công tác bảo dưỡng bê tông như sau: Sau khi đổ bê tông và hoàn thiện bề mặt bê tông xong nhà thầu sẽ áp dụng ngay biện pháp bảo vệ bề mặt bê tông chống tác dụng trực tiếp của ánh sáng mặt trời. Thông thường có thể phủ và giữ ẩm bề mặt bằng bao tải sạch, tấm Plastic….

Bê tông được dưỡng hộ liên tục ít nhất 7 ngày và được tưới nước trong suốt thời gian đó. Trong trường hợp có các lỗ rỗng và lỗ tổ ong thấm được trong bê tông sau khi tháo ván khuôn nhà thầu sẽ đục bỏ các phần rỗng sau đó tiến hành bịt lỗ rỗng bằng bê tông mác cao.

Việc ngâm chống thấm cho sàn mái và sê nô, bể và sàn khu vệ sinh nhà thầu sẽ tuân thủ theo đúng quy phạm thiết kế. Ngay sau khi tháo ván khuôn, nhà thầu sẽ tiến hành hoàn thiện ngay phần mặt ngoài của bê tông. Sau thời gian bảo dưỡng bê tông nhà thầu sẽ cùng chủ đầu tư tiến hành công tác nghiệm thu bê tông. Bê tông sau khi đổ 10 đến 12h được bảo dưỡng theo TCVN 4453- 1995. Chú ý tránh cho bê tông không bị va chạm, chấn động mạnh trong thời kỳ đông cứng. Bê tông phải được giữ ẩm, thường xuyên suốt trong thời gian bảo dưỡng

  1. Công tác thi công cột.

7.1 Cốp pha, cốt thép cột: Cột bê tông cốt thép thuộc hệ khung chịu tải trọng toàn bộ công trình, do vậy Nhà thầu rất chú trọng đến công tác thi công bê tông cốt thép, cốp pha cột. Căn cứ vào thiết kế qui định kích thước cho từng loại kết cấu, Nhà thầu sẽ sử dụng ván khuôn định hình có sẵn của Nhà thầu làm cốp pha cột kích thước phù hợp với kích thước thiết kế. Để thi công cột Nhà thầu đưa ra trình tự thi công cốt thép cốp pha như sau: Dùng máy kinh vĩ định vị tim trục cột.

Bật mực kích thước chu vi chân cột và các đường gửi cách biên cột 50cm. Khoan và đóng râu thép D12 vào mép trong của mực ( tuỳ theo kích thước mỗi cạnh cột có thể khoan 1-3 lỗ/ 1cạnh). Lắp dựng cốt thép cột. Buộc các con kê bê tông cốt thép. Nghiệm thu cốt thép cột. Ghép hộp cốp pha 3 mặt cột. Căn chỉnh, neo chống, cố định cốp pha 3 mặt cột đúng vị trí. Chỉnh cốt thép cột thẳng đứng, điều chỉnh các con kê đảm bảo lớp bảo vệ cốt thép xung quanh cột đồng đều. Vệ sinh chân cột sạch. Ghép cốp pha cột mặt còn lại. Điều chỉnh, tăng chống cố định cốt pha đúng tim trục và độ thẳng đứng (kết hợp thả dọi, và máy kinh vĩ ). Nghiệm thu ván khuôn cột. Các biện pháp chống và căn chỉnh cốp pha cột: Khi đổ bê tông sàn, Nhà thầu sẽ tính toán để đặt các móc neo và các chốt cứng trên mặt bê tông sàn làm điểm móc cáp và điểm chống chân tăng đơ, chân tăng đơ không  bị trượt khi chống kích cốp pha cột.

Mặt trong của chân cột Nhà thầu khoan cắm râu thép D12 làm cữ theo chu vi chân cột, mặt ngoài chân cột, Nhà thầu sẽ dùng cây chống có tăng đơ điều chỉnh chống ép chân cột, đảm bảo chân cột bị gông cứng không bị xê dịch khi đầm đổ bê tông. Để điểu chỉnh và chống cứng phía trên thân cột Nhà thầu tính toán các lớp chống cột phù hợp. – Hàng thứ nhất ở sát mặt nền sàn.

– Hàng thứ hai ở cao độ cách nền sàn khoảng 1,4m.

–          Hàng thứ 3 cách đầu trên thân cột khoảng 50cm. (căn cứ vào chiều cao cụ thể của từng cột, Nhà thầu sẽ điều chỉnh khoảng cách 2 hàng chống cho phù hợp). Để cân bằng lực và có thể kéo vào hoặc nhả ra điều chỉnh dễ dàng, Nhà thầu sẽ dùng cây chống co rút bằng thép kết hợp loại dây cáp mềm đường kính từ 8-12mm có tăng đơ điều chỉnh.

Để kiểm tra độ thẳng đứng của cốp pha cột, Nhà thầu sẽ trang bị quả dọi cho các tổ cốp pha, kết hợp với tổ trắc đạc luôn túc trực trên công trình dùng máy kính vĩ để kiểm tra hướng dẫn điều chỉnh độ thẳng đứng của cốp pha cột. Khi lắp dựng cốt thép cột nhà thầu sẽ lắp đặt các râu thép chờ liên kết tường để công  tác xây sau này được đảm bảo chất lượng. Sau khi lắp dựng và kiểm tra đạt các yêu cầu kỹ thuật của cốp pha cột, Nhà thầu sẽ mời Chủ đầu tư nghiệm thu, nghiệm thu đạt yêu cầu, Nhà thầu sẽ tiến hành công tác đổ bê tông cột.

Ngoài các biện pháp nêu trên, để bê tông cột sau khi đổ được mịn và quá trình tháo dỡ ván khuôn được dễ dàng, không làm sứt mẻ các góc cột, nhà thầu sẽ quét vào mặt trong ván khuôn cột 1 lớp nhớt, lớp nhớt có tác dụng ngăn cản cốp pha hút nước xi măng (nếu là ván khuôn gỗ) đồng thời giảm sự bám dính giữa bê tông và ván khuôn do vậy quá trình tháo dỡ ván khuôn được dễ dàng không gây ra các xung lực mạnh làm ảnh hưởng đến kết cấu bê tông cột mới đổ.

7.2. Đổ bê tông cột: Trước khi đổ bê tông Nhà thầu sẽ phun nước vệ sinh chân cột sau đó đóng cửa vệ sinh ở chân cột. Để bê tông được đồng nhất, tránh sự phân tầng bê tông do các cốt liệu lớn rơi xuống dưới, nhà thầu sẽ đổ 1 lớp vữa XM cát vàng  mác cao trộn tỷ lệ 1/2 đổ dày 5cm ở chân cột trước khi đổ bê tông. Cột bê tông có chiều cao lớn, Nhà thầu sẽ đổ thành từng lớp mỗi lớp dày 40 cm sau khi lớp này được đầm kỹ đảm bảo đúng tiêu chuẩn, Nhà thầu mới đổ tiếp lớp tiếp theo, khi đầm các lớp sau, chày đầm phải cắm sâu vào lớp trước 5cm đảm bảo các lớp không có sự phân tầng, khi tháo cốp pha cột, bê tông cột phải đồng nhất không có dấu hiệu phân tầng phân lớp.

Để bề mặt bê tông được mịn ngoài biện pháp đầm bê tông ra, trong khi đầm bê tông nhà thầu sẽ cho gõ nhẹ xung quanh ván khuôn cột. Khi đổ bê tông Nhà thầu chú ý phần chân cột vì đây là phần rễ bị rỗ nhất trong toàn bộ chiều dài cột. Tại lớp đổ đầu tiên dày 40cm, vừa đầm kết hợp gõ nhẹ chân cột cho đến khi thấy vữa xi măng tiết ra ở chân cột lúc đó chân cột mới đảm bảo đặc chắc.

Tại đầu cột để khống chế chiều cao đổ bê tông, nhà thầu sẽ dùng máy kinh vĩ xác định cốt đáy dầm. Cốt đáy dầm là cốt tối đa đổ bê tông cột, tại đó Nhà thầu vạch sơn vào cốp pha để làm mốc. Các yêu cầu bê tông cột. Sau khi tháo ván khuôn cột bề mặt bê tông phải phẳng mịn, đặc chắc không có các mảng rỗ, hay mảng sần do mất nước xi măng. Cột tháo ra phải vuông thành, các góc không bị sứt mẻ. Cột đúng vị trí thiết kế . Cột phải thẳng đứng, không bị vặn hoặc nghiêng. Cột không có các vết rạn, vết sứt do quá trình tháo dỡ ván khuôn gây ra.

  1. Công tác thi công dầm:

Trình tự thi công: Qui trình này ảnh hưởng rất lớn tới tiến độ thi công và chất lượng của công trình. Để quá trình thi công luôn tuần hoàn, nhà thầu đưa ra qui trình thi công ván khuôn, cốp thép dầm như sau: Dùng máy trắc đạc xác định cốt đáy dầm chính, đánh cốt lên đầu cột bê tông. Lắp dựng hệ thống giáo đỡ dầm. Điều chỉnh đầu kích trên ống giáo đến cốt đáy xà gỗ đỡ dầm. Lắp đặt xà gồ trên đầu kích. Trải cốp pha tôn làm cốp pha đáy dầm (chọn tấm cốp pha có chiều rộng phù hợp với chiều rộng của tiết diện dầm, nếu bề rộng tấm cốp pha không đủ bề rộng đáy dầm thì táp thêm nẹp gỗ). Dùng máy trắc đạc kiểm tra cốt đáy dầm. Điều chỉnh cốt đáy dầm đúng cốt thiết kế, bằng cách nâng đầu kích hoặc chân kích. Nghiệm thu sơ bộ ván khuôn đáy dầm. Lắp dựng thép dầm. Nghiệm thu ván khuôn dầm sàn và nghiệm thu lắp đặt cốt thép dầm.

8.1. Biện pháp cốp pha:  

* Qui định chung: Kết cấu ván khuôn và giằng chống dựa trên cơ sở kết cấu ván khuôn quy định, đảm bảo thoả mãn các yêu cầu sau :

– Khi chịu lực đảm bảo độ ổn định  trong quá trình đổ bê tông, độ vững chắc và mức độ biến dạng đảm bảo trong phạm vi cho phép. – Bảo đảm đúng hình dạng và kích thước theo bản vẽ thiết kế.

– Bảo đảm kín khít để tránh hiện tượng mất nước xi măng khi đổ bê tông. Phần công tác này rất quan trọng ảnh hưởng lớn tới tiến độ thi công và chất lượng công trình. Để công trình thi công đạt chất lượng tốt và đảm bảo tiến độ thi công, nhà thầu sẽ sử dụng giáo xây dựng, Cột chống co rút, ván khuôn bằng cốp pha tôn định hình kết hợp với cốp pha gỗ. Hệ thống này khi được lắp dựng đảm bảo độ ổn định cao, vững chắc, không chuyển vị khi thi công. Các cấu kiện được dùng để thi công phần ván khuôn như sau:

– Hệ thống chống đứng bằng giáo thép xây dựng, kết hợp với cột chống thép co rút và chống gỗ. – Thanh đỡ ngang bằng xà gồ gỗ. – Ván khuôn dầm, sàn bằng tấm cốp pha tôn định hình.

*Các bước chuẩn bị:

– Căn cứ vào chiều cao tầng nhà, nhà thầu sẽ tính toán chiều cao tầng giáo làm hệ chống đứng cho từng cấu kiện dầm.

– Tính toán tải trọng tác dụng lên xà gồ, để xác định chiều cao của tiết diện xà gồ.

– Xác định tổng chiều cao của các cấu kiện chống đỡ dầm, sàn: > Chiều cao giáo . > Chiều cao đầu kích hoặc chân kích (nếu có). > Chiều cao của xà gồ đỡ dầm hoặc sàn. > Chiều dày của tấm cốp pha tôn (5cm). Hệ thống giáo thép xây dựng sẽ được đặt trên hệ thống chân kích điều chỉnh được cao thấp. Các chân kích sẽ được đặt trên những tấm ván dày 3- 4cm  tránh lực tập trung của chân kích lên kết cấu sàn bê tông. Công tác lắp dựng cốp pha, cây chống đỡ bản thang, nhà thầu sẽ sử dụng các cây chống thép xen kẽ với các cây chống gỗ, đảm bảo an toàn và đúng kỹ thuật cho công tác thi công cầu thang. Khi tiến hành công tác lắp dựng ván khuôn, nhà thầu sẽ cho đặt những bộ phận cần chôn sẵn trong bê tông như bu lông, móc sắt, râu sắt…. để dùng cho công tác thi công các phần sau hay đường ống hoặc các vật chôn khác theo yêu cầu thiết kế.

Ván khuôn sàn được lắp dựng bằng tấm ván khuôn thép định hình liên kết lại với nhau tạo thành một mảng lớn, hệ ván khôn sàn được đặt trên hệ xà gồ bằng thép và trên hệ giáo. Căn chỉnh hệ thống ván khuôn dầm, sàn theo độ cao thiết kế, nhà thầu dùng các chân kích, đầu kích của hệ thống giáo nâng lên hoặc hạ xuống với sự kiểm tra theo dõi của máy đo thuỷ bình. Trước khi tiến hành lắp dựng cốt thép nhà thầu sẽ tổ chức nghiệm thu ván khuôn để tránh những sai sót đáng tiếc xảy ra sau này.

Nội dung nghiệm thu bao gồm công tác kiểm tra lại tim, cốt, cao độ của ván khuôn với thiết kế. Kiểm tra hình dáng, kích thước, độ bằng phẳng, độ sạch, độ ổn định của ván khuôn. Kiểm tra độ ổn định của ván khuôn, đà giáo và sàn công tác. Công tác tháo dỡ ván khuôn , cây chống nhà thầu đảm bảo theo đúng thời gian quy định, đảm bảo bê tông đạt đúng cường độ quy định và nhà thầu cũng đảm bảo có đủ phiếu kiểm nghiệm bê tông đạt kết quả cho phép.    

  8.2.  Biện pháp cốt thép:

– Cốt thép được lắp buộc xen kẽ với công tác cốp pha. Trình tự như sau : Lắp  toàn bộ ván khuôn đáy dầm Lắp dựng cốt thép dầm Lắp cốp pha thành dầm

– Cốt thép được lắp đặt đúng vị trí theo thiết kế và được liên kết chặt chẽ với nhau. Các lớp bảo vệ được đảm bảo đúng quy phạm và được thực hiện bởi con kê bê tông đúc sẵn.

– Cốt thép sàn có kích thước nhỏ vì vậy để lắp đặt cốt thép đảm bảo thẳng và khoảng cách giữa các thanh đúng thiết kế đều nhau. Chúng tôi làm như sau: Đánh dấu vị trí hai đầu thanh thép trên cốp pha sàn, dùng dây thép mền 1 ly căng lấy đường thẳng sau đó định vị cốt thép sàn vào cốp thép dầm theo dây thép đã căng.

– Để ổn định cho lớp thép miền trên của sàn không bị võng, xô lệch chúng tôi dùng biện pháp con kê bằng thép f 12, khoảng cách giữa các điểm kê a= 500, thép tiếp xúc với cốp pha dùng con kê bằng vữa xi măng.

– Công tác vệ sinh cốppha, cốt thép trước khi đổ bê tông: Sau khi lắp xong cốp pha và cốp thép chúng tôi cho người dọn vệ sinh sạch sẽ mặt sàn, cọ sạch đất cát dính vào cốt thép trong quá trình thi công. Sau đó dùng máy nén khí thổi sạch bụi bẩn bám trên cốp pha, cuối cùng bơm nước rửa sạch toàn bộ.

  1. 3. Thi công bê tông dầm sàn:

Công tác bê tông được tiến hành ngay sau khi đã nghiệm thu công tác lắp dựng cốt thép. Nhà thầu cũng cho tiến hành ngay công tác kiểm tra hệ thống ván khuôn, đà giáo đảm bảo được độ ổn định trong quá trình đổ bê tông trước khi chính thức tiến hành công tác đổ bê tông. Bê tông dầm, sàn sử dụng bê tông thương phẩm. Để đảm bảo quá trình đổ bê tông được liên tục nhà thầu bố trí: 3 máy đầm dùi. 2 máy đầm bàn.

Hướng đổ bê tông: Đổ bê tông theo hướng lùi do vậy đảm bảo phần bê tông đổ trước không bị đi lại vận chuyển dẫm lên. Khi đổ bê tông phải đi lại qua phần thép dầm sàn đã lắp dựng, nhà thầu sẽ kê ván hoặc đóng ngựa gỗ, đảm bảo phần thép không bị xô đặc biệt là thép chịu mô men âm không bị xê dịch hoặc võng làm ảnh hưởng tới khả năng chịu lực của kết cấu. Đổ bê tông sàn, nhà thầu áp dụng phương pháp cuốn chiếu, đổ đến đâu đạt chiều dày đến đó. Khi đổ được một mảng, nhà thầu sẽ dùng thước cán, sao cho chiều dày lớp bê tông sàn dày hơn chiều dày sàn 1cm, rồi dùng đầm dùi và đầm bàn đầm kỹ đến khi trên mặt bê tông sàn xuất hiện lớp hồ xi măng sánh nhẹ thì bê tông sàn đạt yêu cầu, lúc này nhà thầu ngừng đầm và tiến hành hoàn thiện mặt bê tông.

Để xác định chiều dày bê tông sàn, nhà thầu sẽ dùng một que thăm có hàn một thanh ngang làm mốc, khi chọc que thăm xuống bê tông sàn, mặt bê tông chạm thanh mốc thì chiều dày sàn đạt yêu cầu. Bên cạnh phương pháp kiểm tra sơ bộ trong khi đổ bê tông này, nhà thầu bố trí một  máy trắc đạc kết hợp kiểm tra độ phẳng và cao độ mặt bê tông sàn trong quá trình đổ bê tông.

Mạch ngừng thi công và biện pháp sử lý mạch ngừng thi công: Mạch ngừng đổ bê tông nhà thầu sẽ tuân thủ theo tiêu chuẩn TCVN 4453 – 1995. Mạch ngừng bê tông dầm =1/3 chiều dài nhịp dầm. Mạch ngừng bê tông sàn =1/3 nhịp theo phương vuông góc với cạnh ngắn và theo hướng đổ bê tông. Vì vậy trong bất cứ điều kiện nào đang đổ bê tông phải ngừng lại mà thời gian ngừng vượt quá 90 phút thì phải ngừng đổ bê tông theo qui phạm về mạch ngừng. Mạch ngừng thi công phải được chặn sao cho bê tông ngừng không bị chảy, Sau khi ngừng đổ bê tông, nếu đổ khối bê tông tiếp theo, phần tiếp giáp mạch ngừng phải được đục nhám và tưới nước xi măng đặc. Đối với các dầm lớn, có chiều cao >60cm tại mạch ngừng thi công nhà thầu sẽ dùng lưới thép 1 ly để chặn mạch ngừng, lưới thép này có tác dụng tạo liện kết chỗ mạch ngừng được tốt.

Trường hợp khi đang đổ bê tông gặp trời mưa : Khi tiến hành đổ bê tông, nhà thầu sẽ căn cứ và thời tiết đã dự báo để chuẩn bị các cột gỗ dài, phòng khi có mưa các cột chờ sẽ được dựng lên căng che cho chỗ đang đổ bê tông dở dang để tiến hành đầm bê tông đạt yêu cầu kỹ thuật, trường hợp nếu trời mưa quá lâu (>90phút) Nhà thầu sẽ phải xác định mạch ngừng thi công để đổ bê tông đảm bảo khối đổ bê tông đúng qui phạm.

Các biện pháp bảo dưỡng và bảo quản sau khi đổ bê tông: Trong quá trình đổ bê tông nhà thầu sẽ chuẩn bị một số công cụ như bạt dứa, xà gồ, ván sẵn sàng che đậy khi trời có mưa hoặc quá nắng gây co ngót cục bộ bề mặt bê tông, ảnh hưởng tới chất lượng bê tông. Công tác bảo dưỡng bê tông là một phần quan trọng trong công tác bê tông, nếu được bảo dưỡng tốt, bê tông sẽ đạt được cường độ và không có các vết nứt bề mặt cấu kiện. Để đảm bảo chất lượng của bê tông nhà thầu sẽ tổ chức công tác bảo dưỡng bê tông sau khi đổ bê tông từ  ~7h sau khi đổ.

Đối với sàn mái nhà thầu đặc biệt chú trọng tới công tác ngâm chống thấm bằng xi măng và bột chống thấm để đảm bảo an toàn và chống thấm cho công trình. Sau khi đổ bê tông và hoàn thiện bề mặt bê tông xong nhà thầu sẽ áp dụng biện pháp bảo vệ bề mặt bê tông chống tác dụng trực tiếp của ánh sáng mặt trời theo đúng chỉ dẫn và quy định chung về công tác ngâm bảo dưỡng và chống thấm (với phần mái bê tông ) Bê tông được dưỡng hộ liên tục ít nhất 7 ngày và được tưới nước trong suốt thời gian đó. Trong trường hợp có các lỗ rỗng và lỗ tổ ong thấm được trong bê tông sau khi tháo ván khuôn nhà thầu sẽ đục bỏ các phần rỗng sau đó tiến hành bịt lỗ rỗng bằng bê tông mác cao. Thí nghiệm bê tông :

Sau khi tiến hành đổ bê tông công trình nhà thầu sẽ tổ chức công tác lấy mẫu bê tông công trình tại chính nơi đang đổ bê tông. Mẫu lấy được ghi rõ ngày tháng, tên công trình, độ sụt. Báo cáo kết quả thí nghiệm công trình là một bộ phận của công tác bàn giao công trình. Công tác lấy mẫu, dưỡng hộ, và thí nghiệm thực hiện tuân thủ theo đúng tiêu chuẩn TCVN 3105 – 79 và 3118 – 79. Mỗi tổ mẫu thí nghiệm gồm 9 viên có kích thước tiêu chuẩn. Ba viên thí nghiệm ở tuổi 7 ngày, 3 viên thí nghiệm ở tuổi 28 ngày và 3 viên được lưu tại hiện trường. Nhà thầu thường xuyên duy trì công tác thí nghiệm kiểm tra chất lượng công trình trong suốt thời gian thi công. Các báo cáo về kết quả thí nghiệm cốt liệu, xi măng và bê tông được lưu tại hiện trường cho mỗi phần công việc. Sau thời gian bảo dưỡng bê tông nhà thầu sẽ cùng chủ đầu tư tiến hành công tác nghiệm thu bê tông.

  1. Qui trình  hàn trong quá trình lắp dựng kết cấu.

9.1.   Qui  định chung: Mọi thợ hàn trước khi vào hàn các công trình đều phải xuất trình chứng chỉ thợ hàn của các cơ sở đào tạo Đại học và Trung học chuyên nghiệp công nhận. Trình độ tay nghề từ bậc 3 trở lên. Mọi thợ hàn phải được thử tay nghề thực tế trước khi cấp số thẻ hàn công trình.

9.2.   Qui  trình hàn sản phẩm. * Chuẩn bị dụng cụ. Mọi dụng cụ cần thiết trong quá trình hàn phải được chuẩn bị đầy đủ, đúng theo qui định về an toàn lao động: Quần áo bảo hộ, Mặt nạ hàn, Găng tay hàn, Búa gõ xỉ, Bàn chải sắt, Ống đựng que hàn. * Chuẩn bị chi tiết trước khi hàn. Kiểm tra kích thước chi tiết theo bản vẽ thiết kế Xác định khe hở mối hàn theo tiêu chuẩn áp dụng Xác định vị trí hàn cho hợp lý và thuận lợi khi hàn Gia cố vật hàn để hạn chế tối đa độ biến dạng sau khi hàn.

*  Chuẩn bị vật liệu hàn. Chọn que hàn cho phù hợp với vật hàn về đường kính que và thành phần hoá học Kiểm tra chất lượng que hàn khi nhận que hàn Sấy que hàn đảm bảo nhiệt độ và thời gian theo qui định của nhà sản xuất.

*  Quá trình hàn. Xác định dòng điện hàn phù hợp với que hàn sử dụng Thực hiện đúng trình tự các mối hàn theo quy định để hạn chế độ biến dạng chi tiết sau khi hàn. Sau mỗi đường hàn phải dùng búa gõ sạch xỉ và dùng bàn chải sắt vệ sinh sạch mối hàn trước khi hàn lớp tiếp theo. Kết thúc quá trình hàn phải vệ sinh sạch các mối hàn đã thực hiện. Đóng số hiệu mối hàn đã thực hiện theo số thể hàn

*  Quy trình sửa chữa mối hàn . Các mối hàn sau khi kiểm tra phát hiện : Ngậm xỉ, rỗ khí, nứt, cháy chân phải được tiến hành sửa chữa lại. Sử dụng đục nguội hoặc máy mài cầm tay tẩy sạch mối hàn đến lớp kim loại cơ bản. Dùng bàn chải sắt vệ sinh sạch vị trí đã được sử lý. Hàn điền đầy và vệ sinh sạch mối hàn. Kiểm tra lại vị trí khuyết tật vừa được sử lý.

  1. Công tác lợp mái tôn (nếu có):

– Đảm bảo độ phẳng cao và độ dốc mái theo thiết kế. – Liên kết chặt chẽ xà gồ, đảm bảo các mối, giằng liên kết để chống lật mái khi có giông bão. – Lựa chọn tấm lợp đúng chuẩn loại chất lượng theo thiết kế, liên kết tấm lợp chắc chắn phụ kiện lợp mái đảm bảo tiêu chuẩn chống thấm dột. – Mái đảm bảo phẳng, kín khít, hoàn thiện theo đúng kiểu đáng thiết kế.

  1. Công tác lợp mái ngói (nếu có):

11.1.   Kỹ thuật lợp ngói cho mái sử dụng hệ khung kèo sắt, thép mạ kẽm hoặc gỗ:

– Lợp một hàng dưới trước, lợp từ dưới lên trên và từ trái qua phải.

– Viên ngói đầu tiên cách diềm hông 30 mm.

– Lấy vuông góc 2 chiều của riềm hông và hàng ngói đầu tiên. Nên căng dây để lấy đường chuẩn và căng dây lại sau khi lợp được 1-1,5m ngang để canh thẳng hàng; tuyệt đối không được ước chừng bằng mắt.

– Mỗi viên ngói được liên kết chắc chắn với thanh Li tô bằng vít chuyên dụng cho thép hoặc gỗ tùy vào vật liệu làm li tô. Mỗi viên Ngói chỉ nên sử dụng 1 vít.

– Vì khi xuất xưởng Ngói có 2 lỗ bắn vít được bịt kín bởi 1 lớp bê tông mỏng nên trước khi bắn vít cần dùng khoan mồi để xuyên thủng trước, có thể dùng mũi khoan 6 mm hoặc dùng ngay chính vít chuyên dụng.

– Ngói được khuyến cáo là nên lợp thẳng hàng (lợp trùng sóng) để có được mái ngói thẳng, đẹp. – Đối với mái nhà lớn ở những khu vực có gió mạnh và lượng mưa lớn (vd: khu vực sát biển hoặc cao nguyên…) thì nên làm mái có độ dốc lớn hơn (khoảng 40o – 45o) và khoảng cách chia li tô nhỏ hơn bình thường (khoảng 320-340 mm) để mái thoát nước nhanh hơn, độ phủ giữa 2 hàng ngói nhiều hơn, tránh bị tạt ngược khi có gió lớn hoặc bão

11.2.   Kỹ thuật lợp ngói nóc, rìa.

– Ngói nóc được lợp từ ngoài vào trong, liên kết bằng vữa dẻo khô, rải đều vữa vào vị trí chân viên Ngói, khi vữa đã đủ độ cứng thì lấy bay thép cắt bỏ phần vữa thừa và làm nhẵn.

– Chú ý khoảng cách mương nóc phải đúng tiêu chuẩn, nếu khoảng cách lớn quá thì viên ngói nóc sẽ phủ không hết mương nóc và gây ra dột nóc.

– Tùy vào thiết kế của mái mà ngói rìa có thể được lắp đặt bằng vít chuyên dụng hoặc vữa; khi lắp phải áp sát vào tấm riềm trang trí bên hông, bắn vít hoặc dùng vữa dẻo khô rải đều ở phần tiếp xúc

11.3.   Vệ sinh, hoàn thiện mái ngói.

Nếu vữa khô dính trên mặt ngói thì dùng miếng xốp (bọt biển) lau sạch sau đó dùng sơn Acrylic chuyên dụng cho Ngói để sơn lên lớp vữa cho đồng màu.

– Những chỗ liên kết ngói nóc hoặc ngói rìa có đắp vữa thì cũng sử dụng sơn chuyên dụng để sơn.

– Sơn Acrylic có thể sơn trực tiếp lên mái Ngói, trong một số trường hợp có thể pha thêm nước cho loãng bớt nhưng tỉ lệ nước pha thêm không vượt quá 10%. Lưu ý vì đây là sơn gốc nước nên chỉ dùng nước để pha loãng, không sử dụng các loại dung môi khác như xăng, dầu hỏa…nếu sơn dính tay thì cũng chỉ cần rửa sạch bằng nước.

  1. Công tác xây:

– Gạch xây sử dụng cho công trình là gạch Tuynel Bình Dương có chứng chỉ sản xuất và đảm bảo yêu cầu kỹ thuật.

– Gạch được thử cường độ đạt 75kg/cm2, thoả mãn quy định TCVN 1451- 86. – Gạch trước khi đưa vào thi công được loại các viên bị cong vênh, bề mặt lồi lõm, non và không đủ cường độ .

– Vữa xây được thiết kế đúng mác cấp phối đảm bảo yêu cầu do thiết kế qui định và phù hợp với tiêu chuẩn Việt nam TCVN 4314- 86. Việc pha trộn vữa, thời gian sử dụng vữa  phù hợp với tiêu chuẩn Việt nam TCVN 4459 – 87.

– Vữa được trộn bằng máy trộn vữa. – Vữa trộn đến đâu dùng đến đấy không để quá 2 giờ. Vữa được để trong hộc, không để vữa tiếp xúc xuống đất.

– Đọc kỹ bản vẽ thiết kế, xác định tim tường, các cao độ lanh tô, giằng tường, xác định các vị trí lỗ kỹ thuật, lỗ chờ cửa…

– Công tác xây được thực hiện ở độ cao đồng đều 1m cho một quanh. – Hình dạng khối xây phải đúng thiết kế, sai số cho phép theo TCVN 4314-86.

– Khối xây đảm bảo đặc chắc, mạch so le, mạch dài không nhỏ hơn 8mm và không lớn hơn 12mm.

– Các khối xây tiết giáp với phần bê tông đều phải có thép fi= 8 dài 50cm câu vào  khối xây gạch.

– Trong khối xây, các hàng gạch đặt ngang phải là những viên gạch nguyên phía ngoài tường tiếp xúc trực tiếp với ngoài trời dùng gạch đặc, các hàng gạch ngang này phải bảo đảm:  Xây ở hàng đầu tiên hoặc dưới cùng, xây ở cao trình đỉnh cột, tường…, xây ở các bộ phận nhô ra của kết cấu khối xây (mái dua, gờ, đai)

– Trước khi xây gạch phải được tưới nước tạo ẩm.

– Nếu cần để mỏ thì để mỏ dật, tuyệt đối không để mỏ nanh.

– Nếu xây mới có liên quan đến phần xây cũ thì tại chỗ giáp nối phải được vệ sinh , tưới nước sạch sẽ .

– Khối xây phải được nghiệm thu đạt yêu cầu kỹ thuật mới được chuyển sang công tác hoàn thiện trát khối xây. Nội dung nghiệm thu theo qui định của TCVN 4085-85.

Đội ngũ thi công công ty Kiến An Vinh

  1. Công tác trát.

– Trước khi trát bề mặt được làm vệ sinh sạch sẽ .

– Trước tiên trát các điểm làm mốc định vị và khống chế chiều dày lớp vữa làm mốc chuẩn cho việc thi công .

– Chiều dày lớp vữa phụ thuộc vào chất lượng mặt trát, loại kết cấu, loại vữa, cách sử dụng và cách thi công trát nhưng phải tuân theo các quy định của quy phạm cụ thể như sau:

+ Chiều dày lớp trát phải phẳng lối với kết cấu tường thông thuờng dày 12mm , khi trát chất lượng cao hơn không quá 15mm và chất lượng đặc biệt không quá 20mm.

+ Cát dùng để trát phải được sàng sạch và không có tạp chất.

– Bề mặt vết trát không được có rạn chân chim, không có vết vữa chảy, vết hằn của dụng cụ trát, vết lồi lõm, gồ ghề cục bộ như các khuyết tật khác ở góc cạnh.

– Bề mặt tường xây trước khi trát phải khô vữa nhưng bề mặt tường sẽ được làm ẩm trước khi trát ( đặc biệt là lớp trát ngoài ) để đảm bảo cho độ dính kết giữa bề mặt tường và lớp vữa trát.

– Độ dày lớp vữa trát tuỳ theo từng cấu kiện đảm bảo phù hợp với điều kiện thiết kế. Vữa trát tường được trát thành 02 lớp đảm bảo cho mặt vữa sau khi trát không bị nứt.

– Những đường tạo rãnh để chôn ống điện và hộp kỹ thuật, cạnh cửa và góc tường sẽ được nhà thầu trát kỹ bằng vữa mác cao hơn so với thiết kế.

– Mặt trát đảm bảo bám chắc đều vào mặt kết cấu và được bảo dưỡng theo qui chuẩn Việt Nam. Nhà thầu sẽ có biện pháp che chắn khi gặp trời mưa sau khi trát.

– Loại vữa và chiều dày trát vữa đúng theo tiêu chuẩn thiết kế dày 15mm và được trát làm 2 lượt. Độ sai cho phép là 0,5% theo chiều đứng và 0,8% theo chiều ngang.

– Đạt được yêu cầu chất lượng cho từng loại trát. – Mặt trát phẳng nhẵn không gồ ghề, lồi lõm.

– Các góc phải vuông cân đều nhau, các mặt trát cong lượn đều.

– Đảm bảo đúng các chỉ tiêu cấu tạo.

– Sau khi công việc trát tường lớp cuối cùng kết thúc thì những tấm gỗ sẽ được bỏ ra. Nhà thầu sẽ đảm bảo  bề mặt trát phẳng và sẵn sàng cho công tác hoàn thiện sau này. Trong trường hợp trát góc, cho góc lồi, Nhà thầu sẽ dùng thước góc bằng thép để kiểm tra độ thẳng và góc vuông của tường.

– Đối với công tác trát ở phần khung cửa sổ và khung cửa ra vào Nhà thầu sẽ sử dụng một lớp màng nhựa Vinyl mỏng và được cố định chắc chắn nhằm đảm bảo cho cửa không bị ảnh hưởng chất lượng trong quá trình thi công.

– Công tác hoàn thiện được giám sát bởi đội ngũ kỹ sư và cán bộ giàu kinh nghiệm của nhà thầu, đội ngũ này sẽ có mặt thường xuyên tại công trình.

–  Nhà thầu sẽ trang bị ni-vô, thước cầm tay dài 3m bằng nhôm cho thợ hoàn thiện sử dụng trắc đạc để phục vụ tốt cho công việc hoàn thiện.

  1. Công tác chống thấm.

            Sau khi đổ bê tông được 12 giờ thì dưỡng hộ bình thường. Sau 24 giờ tiến hành xây bờ ngâm nước xi măng với tỷ lệ 5kg/cm3 và khuấy thường xuyên . Thời gian ngâm nước xi măng là 7 ngày. Nếu phát hiện thấu có chỗ thấm dột thì ngâm tiếp đến hết thấm dột mới thôi hoặc sử lý bằng phụ gia chống thấm SIKA.

  1. Công tác lắp dựng cửa các loại.

– Các loại cửa, vách ngăn, vách kính đều được sản xuất trong nhà xưởng, tuyệt đối không sản xuất, gia công tại chỗ. Nhà thầu sẽ trình chứng chỉ chất lượng của sản phẩm lên Tư vấn giám sát và Chủ đầu tư chấp thuận trước khi đưa sản phẩm vào lắp dựng. – Việc lắp dựng được Nhà thầu đảm bảo đúng kỹ thuật với đội ngũ thợ có tay nghề cao nhiều kinh nghiệm đảm nhiệm, đảm bảo chắc chắn, chính xác, mỹ thuật. Phải kiểm tra kỹ độ thẳng đứng, độ phẳng của khuôn cửa khi lắp ráp, tránh hiện tượng vặn vỏ đỗ hoặc bị nghiêng.

– Cửa, vách phải đảm bảo độ kín, được thử nghiệm bằng cách xịt nước bằng vòi có áp suất cao. Phần tiếp ráp giữa cửa và tường phải được xử lý kỹ bằng keo và không bị thấm nước. Keo silicon dùng trám các khe nối phải là loại tốt, trong suốt, không bị ngả màu khi gặp nắng mưa.

– Độ cứng của cánh cửa phải cao, không bị biến dạng trong quá trình sử dụng. – Các chi tiết lắp ráp phải thật chính xác nhất là các mối nối góc phải đảm bảo vuông, khít, các lỗ khoét, đầu vít phải được che giấu khéo léo. Các cánh cửa phải trơn tru khi chuyển động, các khoá chốt, bản lề đều khít, mỹ thuật, chắc chắn.

– Bề mặt cửa, vách không được sứt sẹo trầy xước, tuyệt đối không được để vữa xi măng hoặc các hoá chất có hại bám dính vào, phải dùng băng keo để bảo vệ kính khi thao tác. – Kính dùng cho cửa phải là kính chính phẩm, không có gợn sóng, không bị mốc và có độ trong suốt tuyệt đối.

– Công tác cửa được tiến hành sau, đảm bảo công tác này không làm hỏng, hư hại phần đã hoàn thiện trước như trần, dầm, tường…

– Bản lề phải có độ chịu lực tương ứng với trọng lượng cánh cửa và được lắp đặt thật chính xác, chắc chắn. Các tay nắm, khoá cửa phải đảm bảo lắp đặt chính xác, cân xứng, chắc chắn và hoạt động tốt.

– Toàn bộ cửa, vách kính đều phải đảm bảo khả năng chịu lực tốt, chống lại gió bão theo quy định của TCVN.

  1. Công tác lắp đặt hệ thống điện:

Bao gồm các công tác sau:

– Lắp đặt cáp nguồn.

– Lắp điện và các thiết bị an toàn.

– Lắp hệ thống tiếp địa an toàn thiết bị.

– Lắp hệ thống tiếp địa an toàn lưới điện.

– Hệ thống cáp điện điều khiển.

– Nhà thầu phải tiến hành thi công đường dây điện và các thiết bị an toàn điện khác theo đúng yêu cầu trong hồ sơ thiết kế kỹ thuật về kích thước, chủng loại dây dẫn, thiết bị. – Phần đường dây điện đi trong ống nhựa ngầm trong tường phải được tiến hành trước khi trát hoàn thiện.

– Mối nối phải được bọc cách điện tuyệt đối an toàn để tránh rò rỉ điện ra ngoài. Các điểm nhánh, dây rẽ phải được đặt trong hộp nối điện cho xử lý và sửa chữa.

– Dây dẫn đi trong ống nhựa đặt nối trên tường phải đảm bảo thẩm mỹ theo chiều ngang và chiều đứng và phải được ghim chắc chắn vào tường.

  1. Công tác lắp đặt hệ thống cấp thoát nước:
  2. Nước thoát:

– Nhà thầu phải lưu ý đến độ dốc thoát nước từ mái; đảm bảo thoát hết nước không bị đọng nước gây thấm ảnh hưởng đến chất lượng công trình.

– Các ống thoát nước mưa từ mái, hệ thống rãnh, ga cống phải đảm bảo theo yêu cầu thiết kế. Không bị tắc nghẽn dềnh nước khi mưa.

– Hệ thống thoát nước từ khu vệ sinh phải đảm bảo các ống nối liên kết các ống nối được xử lý kỹ không gây tắc rò rỉ gây mất vệ sinh ô nhiễm môi trường.

  1. Cấp nước:

– Đường ống cấp nước bằng thép tráng kẽm, phải đảm bảo đường kính, kích cỡ theo yêu cầu bản vẽ kỹ thuật.

– Các mối nối phải được xử lý tốt không để rò rỉ ra ngoài.

– Phần đường ống đi ngầm phải được xử lý trước khi tiến hành công tác trát, ốp,…

  1. Công tác ốp:

Công tác chuẩn bị:

– Đục tẩy bê tông, vữa, dầu mỡ, đất rác…dọn sạch, rửa bằng nước sạch.

– Xác định cao độ, căng dây búng mực lên tường lấy cữ các mặt tường trong phòng hoặc giáp vòng xung quanh nhà cách đều (0.5 ÷ 1m) để đảm bảo các đường joint ngang tuyệt đối chính xác.

– Các đường mốc thẳng đứng cũng được búng mực với khoảng cách 1m bằng dây dọi, để đảm bảo joint đứng giữa các hàng gạch, thẳng đều từ trên xuống dưới. Trình tự thi công:

– Thứ tự ốp từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài. – Công tác ốp theo từng phòng, từng tầng từng khu vực, trong quá trình ốp lát phải chú ý các đường ống, vị trí các thiết bị điện nước.

  1. Công tác lát :

Công tác chuẩn bị :

– Làm sạch bề mặt bê tông, đục tỉa các đốm bê tông lồi ra, dọn rác, quét bụi, xịt nước toàn bộ bề mặt. – Kiểm tra xem khung cửa đã được gắn ở đúng cao độ chưa. – Đối với sàn WC, rãnh nước, chuẩn bị đầy đủ các đồ đạc cố định.

– Trước 1-2 giờ, bão hòa gạch bằng nước. Vận chuyển xi-măng, cát, máy trộn….tới khu vực làm việc.

– Sàng cát, đo kích cỡ vật liệu, bê tông đã trộn bằng máy trộn. Quy trình kỹ thuật :

– Thiết lập cao độ, thiết lập các đường vạch dấu trên các tường bao cho các điểm tham chiếu của cao độ lát.

– Kiểm tra độ vuông của phòng, đặt các viên đá lát cách nhau 2m, căng dây kiểm tra độ nghiêng (nếu có). – Xoa phẳng lớp vữa.

– Căng dây ở giữa và vuông góc với 2 đường tham chiếu.

– Trát hồ dầu trên các mặt sau của gạch, đặt gạch vào vị trí, chỉnh sửa, dung búa cầm tay gõ nhẹ lên gạch để nhấn xuống lớp vữa.

– Lát gạch từ phía trong ra ngoài cửa. Đối với những khu vực lớn, chia thành những khu vực nhỏ để làm.

– Sau khi gắn các bộ phận nối, lau sạch gạch bằng vải, 24 giờ sau khi lát gạch, chà joint. – Rửa dụng cụ, dọn dẹp vữa dư thừa Khi kết thúc từng hạng mục, kỹ sư giám sát kiểm tra và nghiệm thu , sau đó mời Chủ đầu tư nghiệm thu và chuyển bước công việc tiếp theo.  

  1. Công tác bả sơn tường.

  Sau khi kết thúc và nghiệm thu công tác trát, ốp lát, lắp đặt cửa… đảm bảo yêu cầu kỹ thuật nhà thầu sẽ tiến hành ngay công tác sơn. Vật liệu đưa vào sơn nhà thầu sẽ trình Chủ đầu tư kiểm tra, và nghiệm thu về chủng loại và chất lượng, nếu nghiệm thu đạt yêu cầu nhà thầu mới tiến hành các công tác sơn.

  • Đối với công tác bả matit:
  • Dùng giấy nhám thô ráp lại bề mặt và sau đó vệ sinh bụi bẩn bằng máy nén khí hay rẻ sạch thấm nước.
  • Trước khi tiến hành công đoạn bả matít, nếu tường quá khô, nên làm ẩm tường bằng cách dùng Rulo lăn qua tường với nước sạch.
  • Kiểm tra Độ ẩm của bể mặt cần bả phải đạt từ: 25% đến 30%.
  • Bề mặt cần bả quá khô có thể lăn nước sạch bằng rulo trước khi bả.
  • Kiểm tra hạn sử dụng của sản phẩm. Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng.
  • Đổ bột bả từ từ vào nước theo tỷ lệ của Nhà cung cấp quy định.
  • Dùng máy hoặc tay trộn đều.
  • Chờ từ 7 đến 10 phút để hoá chất phát huy hết tác dụng.
  • Không dùng nước nhiễm phèn, nhiễm mặn, Chỉ trộn bột đủ làm trong 03h. Hết trộn tiếp, không trộn thừa. Cần tránh không để cát,bụi rơi vào bột trét.
  • Tỷ lệ trộn bột/nước = 3 hoặc 3,5 (theo khối lượng) tức là cần 14 – 16 lít nước sạch cho 1 bao bột bả 40kg.
  • Đổ từ từ bột vào nước để tránh vón cục.
  • Dùng máy trộn cầm tay hoặc cây khuấy trộn cho thật đều, thành hỗn hợp bột nhão đồng nhất.
  • Để hỗn hợp trong khoảng 7 – 10 phút cho các hóa chất trong bột phát huy tách dụng. Sau đó khuấy trộn lại một lần nữa rồi mới tiến hành thi công.
  • Dụng cụ thi công bao gồm: Dao bả, bàn bả.
  • Dùng bàn bả, bả lớp 1 lên tường sau đó để khô 2 giờ và dùng giấy nhám loại vừa làm phẳng bề mặt. Dùng dẻ sạch hay máy nén khí làm sạch các bụi bột để tiến hành bả (lưu ý thi công bả sau khi trộn với nước trong vòng 1-2h)
  • Trộn đều bột với nước. Sau 24 giờ dùng loại giấy nhám mịn, giáp phẳng bề mặt. (lưu ý: không dùng giấy nhám thô ráp làm xước bề mặt mịn màng của matít).
  • Có thể dùng đèn chiếu sáng để kiểm tra độ phẳng của tường đã bả.
  • Bả sửa tối đa 2 lần vào những chỗ lồi lõm sau đó tiến hành vệ sinh bề mặt tường đã bả.
  • Sau đó dùng dẻ sạch hay máy nén khí để làm sạch các hạt bụi phấn.
  • Để khô bề mặt tường đã bả sau 24 giờ và tiến hành sơn các bước sơn phủ.
  • Sau khi trét tối thiểu 12h, dùng giấy ráp số từ 150 đến 180 xả nhám bề mặt đã trét bột để tạo mặt phẳng cho giai đoạn tiếp theo.
  • Dùng chổi,nước hoặc súng phun hơi vệ sinh hết bụi bám trên bề mặt đã xả nhám.
  • Đối với công tác Sơn nước:
  • Đây chính là công đoạn quan trọng nhất để đảm bảo màu sắc sơn được che phủ đồng đều và tránh lãng phí không đáng có, vì vậy cần thực hiện nghiêm các bước sau :
  • Pha loãng sơn theo thể tích Nhà cung cấp cho phép.
  • Cần pha theo tỷ lệ giống nhau tránh hiện tượng bị khác màu.
  • Tuỳ theo từng chủng loại sơn để chọn dụng cụ và biện pháp thi công cho phù hợp.
  • Sơn nước 1 yêu cầu sơn đều màu cho toàn bộ hạng mục cần thi công, sao cho toàn bộ bề mặt cần sơn màu sắc hoàn toàn đều nhau bất kể đậm hay nhạt so với mã màu trong bảng màu.
  • Nếu dùng con lăn phải lăn đi lăn lại cho màng sơn mỏng đều và bám chắc.
  • Số lớp sơn màu hoàn thiện có thể cần từ 01 đến 02 lớp tuỳ theo từng màu sắc.
  • Sau khi sơn nước 1 tối thiểu 03h có thể sơn hoàn thiện.
  • Trước khi sơn hoàn thiện hãy đảm bảo bề mặt sơn màu nước 1 hoàn toàn sạch sẽ.
  • Có thể pha thêm nước cho sơn màu hoàn thiện nhưng phải đảm bảo tuân thủ khuyến nghị của nhà cung cấp.
  • Sơn đều cho toàn bộ hạng mục cần thi công sao cho màu sắc thật đều nhau.
  1. Biện pháp an toàn lao động.

Sản xuất phải an toàn – đó là yêu cầu của pháp luật. Thi công các công trình là ngành sản xuất chứa đựng nguy cơ cao về “mất an toàn”. Có vô số nguyên nhân dẫn đến tai nạn nhưng có thể qui vào mấy nhóm chính sau đây: ngã cao, vật rơi từ trên cao gây va đập, điện giật hoặc điện giật kết hợp ngã cao, máy kẹp, cán hoặc va đập, sập hố đào, đất lở v.v. Vì vậy nhà thầu đã thể chế hoá yêu cầu của pháp luật thành qui chế sản suất. “Tất cả các công trình, hạng mục công trình, các công đoạn thi công đều phải lập biện pháp kỹ thuật thi công và tuân thủ theo nội quy an toàn lao động, phòng chống cháy nổ và bảo vệ môi trường, được giám đốc công ty duyệt trước khi ra quyết định giao nhiệm vụ và cho phép khởi công”.

  1. Tiến độ thi công sơ bộ.

– Đối với nhà phố: Trệt – 2 lầu, thời gian thi công: 120 ngày.

– Đối với nhà phố: Trệt – 3 lầu, thời gian thi công: 150 ngày.

– Đối với nhà phố: Trệt – 4 lầu, thời gian thi công: 180 ngày.

– Đối với Biệt thự: Trệt, thời gian thi công: 120 ngày.

– Đối với Biệt thự: Trệt – 1 lầu, thời gian thi công: 150 ngày.

– Đối với Biệt thự: Trệt – 2 lầu, thời gian thi công: 180 ngày. – Đối với Biệt thự: Trệt – 3 lầu, thời gian thi công: 210 ngày. Với những công trình có quy mô lớn Nhà thầu sẽ lập bảng tiến độ thi công chi tiết.

  1. Bảo hành công trình.

Nhà thầu sẽ bảo hành công trình phần khung xương nhà là 5 năm kể từ ngày nghiệm thu bàn giao công trình. Các hạng mục thi công hoàn thiện là 12 tháng kể từ ngày bàn giao công trình. Dưới đây là một công trình biệt thự điển hình do công ty Kiến An Vinh thi công trọn gói và đi bàn giao vừa xong, Kính mời quý khách hàng tham khảo.

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN THIẾT KẾ – XÂY DỰNG KIẾN AN VINH

Trụ sở chính: 434 Nguyễn Thái Sơn, Phường 5, Quận Gò Vấp, TP.HCM

VPĐD : 52 Tân Chánh Hiệp 36, P. Tân Chánh Hiệp, Quận 12, TP.HCM

Điện thoại: (08)3715 6379 (08) 6277 0999 – Fax: (08) 3715 2415

Emailkienanvinh2012@gmail.com

Hotline: 0973 778 999 – 0902 249 297